Khi đi khám, nữ bệnh nhân 43 tuổi vô cùng bàng hoàng khi bác sĩ thông báo căn bệnh liên quan đến buồng trứng, phải cắt tử cung.

Lam Lam (t/h) 16:23 25/05/2023

Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống cho hay, chị B.H, 43 tuổi đến BV Phụ sản Hà Nội khám do suốt một tháng chị bị rong kinh. Kết quả siêu âm cho thấy buồng trứng tử cung có tổ chức đậm âm, kích thước khoảng 167x80mm, bên trong có nhiều hình trống âm nhỏ, giống hình ảnh ruột bánh mì. Chị H được chẩn đoán >thai trứng nguy cơ cao, phải phẫu thuật. Đặc biệt, một phần của khối chửa trứng nằm ở vị trí sẹo mổ cũ. Chỉ số beta HCG tăng rất cao (bình thường chỉ số này trên 25 là có thai, dưới 5 là không có thai).

TS Nguyễn Đức Phúc, Khoa Ung bướu -Phụ khoa cùng ê kíp đã thực hiện phẫu thuật lấy ra một thai trứng cho chị B.H. Quá trình phẫu thuật ghi nhận khối thai trứng khổng lồ nặng tới 4kg, dài 20cm đã xâm lấn các cơ quan xung quanh.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được điều trị hóa chất. Hiện >sức khỏe của chị B.H đã ổn định.

Khoảng 20% trường hợp thai trứng chuyển biến thành ung thư ác tính. Ảnh minh họa

 

Theo thông tin từ Bệnh viện Hồng Ngọc liên quan đến tình trạng thai trứng, bình thường sau khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau thì hiện tượng thụ tinh sẽ diễn ra. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ di chuyển vào lòng tử cung và bám dính làm tổ trên niêm mạc tử cung, hình thành thai nhi và các phần phụ khác như bánh nhau và túi ối.

 

Trường hợp nguyên bào nuôi phát triển quá nhanh khiến tổ chức liên kết trong gai nhau cùng với mạch máu không phát triển theo kịp và bị thoái hóa, phình to và phù nề thành các túi chứa dịch, dính chùm lấy nhau như chùm nho, có đường kích từ 1mm đến vài chục milimet lấn át bào thai và chiếm đầy lòng tử cung. Tình trạng này được gọi là thai trứng (chửa trứng)

Thai trứng được phân chia thành:

Thai trứng hoàn toàn: Không có sự xuất hiện của tổ chức thai nhi, gai nhau phình to, mạch máu lông rau biến mất, tế bào nuôi tăng mạnh.

Thai trứng bán phần: vẫn có sự hiện diện của thai nhi hoặc 1 phần của thai nhi. Gai nhau phần lớn biến thành túi nước, phần còn lại bình thường.

Thai trứng không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ. Gây chảy máu âm đạo khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu máu mạn tính.

Hình ảnh thai trứng. Ảnh: Internet

Khi thai trứng bị kích thích dẫn đến sảy tự nhiên sẽ làm cho tử cung bị chảy máu nhiều và sản phụ rơi vào tình trạng sốc mất máu, nguy hiểm cho tính mạng.

Thai trứng xâm lấn thành tử cung làm cho thành tử cung khó đàn hồi, nguy cơ cao bị băng huyết hoặc dễ sót trứng, sót nhau thai và phải cắt toàn bộ tử cung.

Thai trứng ác tính còn xuyên qua các lớp tử cung, lòng tử cung bị thủng dẫn đến xuất huyết dữ dội tràn ngập ổ bụng.

Khi thai trứng không điều trị dứt điểm sẽ tiến triển thành ung thư nguyên bào nuôi đòi hỏi phải điều trị bằng hóa trị khiến khả năng có thai lại sẽ khó khăn hơn.

Theo chuyên gia, đi khám thai định kỳ là cách an toàn và nhanh nhất để phát hiện sớm tình trạng thai trứng. Có 2 biện pháp chẩn đoán giúp phát hiện thai trứng là chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm.

- Chẩn đoán hình ảnh (siêu âm): Khi siêu âm sẽ thấy hình ảnh tuyết rơi hoặc lỗ chỗ như tổ ong, nhìn thấy được nang hoàng tuyến hai bên, không thấy phôi thai (thai trứng toàn phần), thấy một phần bánh rau bất thường (thai trứng bán phần)

- Xét nghiệm: Các xét nghiệm được áp dụng là định lượng beta-hCG, định lượng estrogen và định lượng HPL (human placental lactogen)

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe