Bệnh nhi học bán trú tại Trường Tiểu học Tân Phú. Chiều về nhà bà ngoại ở khu phố Tân Trà 1, phường Tân Bình, cũng chưa ghi nhận ca bệnh và ổ dịch sốt xuất huyết trong thời gian gần đây.
Theo thông tin từ TTXVN, chiều 19/10, lãnh đạo UBND thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước xác nhận bé trai T.V.M.N (7 tuổi, ngụ xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài) >tử vong do sốt xuất huyết.
Theo Trung tâm y tế thành phố Đồng Xoài, chiều 3/10, bé T.V.M.N, học sinh Trường Tiểu học Tân Phú bị sốt, mệt mỏi nên sáng 4/10 đã được người nhà đưa đến một phòng khám tư nhân khám, lấy thuốc uống nhưng không đỡ. Đến ngày 5/10, người nhà đưa bé M.N. lên Bệnh viện Quân dân Y 16 (thành phố Đồng Xoài). Chiều 8/10, cháu mệt mỏi nhiều, đau bụng và đi cầu phân đen. Tối 9/10, bệnh nhân có dấu hiệu nặng hơn, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước với chẩn đoán >sốt xuất huyết Dengue nặng - N7 (có triệu chứng sốc, suy gan, xuất huyết tiêu hóa).
Đến 3 giờ sáng 10/10, bé M.N được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ chí Minh, bệnh nhi được thở máy, lọc thận liên tục đến chiều 18/10 nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh viện thông báo với người nhà cho cháu về và cháu đã tử vong sau đó.
Theo xác minh dịch tễ từ địa phương, khu vực bệnh nhi sinh sống trong vòng 14 ngày qua không ghi nhận ca bệnh, không có ổ dịch. Bệnh nhi học bán trú tại Trường Tiểu học Tân Phú. Chiều về nhà bà ngoại ở khu phố Tân Trà 1, phường Tân Bình, cũng chưa ghi nhận ca bệnh và ổ dịch sốt xuất huyết trong thời gian gần đây.
Đáng chú ý, ngày 15/10, em gái bệnh nhi mới 18 tháng tuổi cũng bị sốt, mệt mỏi và được người nhà đưa đi Bệnh viện Nhi Đồng 2 với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue.
Sau khi xác minh ca bệnh, ngày 19/10, Trung tâm y tế thành phố Đồng Xoài và Trạm y tế xã Tiến Hưng đã phun hóa chất diệt muỗi, diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường bán kính 200m khu vực cháu T.V.M.N sinh sống; xử lý môi trường ở Trường Tiểu học Tân Phú và khu vực nhà bà ngoại tại khu phố Tân Trà 1, phường Tân Bình.
Một số sai lầm cần hạn chế khi điều trị sốt xuất huyết
Ngoài việc tìm hiểu sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi, người bệnh cũng cần biết một số sai lầm khi điều trị sốt xuất huyết để hạn chế:
Không đến bệnh viện thăm khám: Sốt xuất huyết là bệnh lý cấp tính diễn tiến khó lường. Người bệnh nên đi bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách, từ đó kiểm soát sớm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Điều này càng quan trọng trong trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: mệt mỏi, đau bụng dữ dội, buồn nôn, chân tay tiết mồ hôi, sởn lạnh, nôn mửa dai dẳng, phân có màu đen, hắc ín, khó thở, chảy máu mũi…
Tự ý dùng thuốc: Người bệnh bị sốt xuất huyết tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch, xuất huyết, thậm chí xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác, có thể đe dọa đến tính mạng. Thay vào đó, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, người bệnh cần đi khám khi có dấu hiệu bệnh, dùng thuốc hoặc các phương pháp khác theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân khỏi sốt xuất huyết
Ở giai đoạn phục hồi sau sốt xuất huyết, tình trạng rò rỉ huyết tương sẽ giảm xuống, bắt đầu tái hấp thu dịch truyền tĩnh mạch thoát ra ngoài cũng như dịch màng phổi và dịch ổ bụng. Khi >sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện, tình trạng huyết động ổn định, mặc dù nhịp tim có thể vẫn chậm và xảy ra tình trạng lợi tiểu.
Trong giai đoạn này, Hematocrit của bệnh nhân ổn định hoặc có thể giảm, số lượng tế bào bạch cầu thường bắt đầu tăng lên, kế đến là sự phục hồi về số lượng tiểu cầu. Các vùng phát ban có thể bong ra và ngứa, người bệnh cũng có thể cảm thấy thèm ăn.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh