Biết đây là rắn độc, gia đình đưa con đến nhà một thầy lang lấy thuốc về đắp. Một ngày sau, bàn chân bé sưng nề, hoại tử lan lên tới đùi, co giật toàn thân. Lúc này, gia đình mới hốt hoảng đưa trẻ đi cấp cứu.
Theo thông tin từ VTC News, đêm 25/7, bé trai V.T (28 tháng tuổi, Tuyên Quang) đang nằm ngủ dưới nền nhà cùng gia đình thì bị >rắn cắn vào vị trí ngón cái bàn chân trái.
Biết đây là rắn độc, gia đình đưa con đến nhà một thầy lang lấy thuốc về đắp. Một ngày sau, bàn chân bé sưng nề, hoại tử lan lên tới đùi, co giật toàn thân. Lúc này, gia đình mới hốt hoảng đưa trẻ đi cấp cứu.
Trẻ vào bệnh viện đa khoa tỉnh trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, liệt cơ hô hấp. Tại đây, các bác sĩ khẩn trương cấp cứu đồng thời liên hệ hội chẩn với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương để đưa ra phương án điều trị cũng như chuyển tuyến an toàn nhất cho trẻ.
Dẫn tin từ VietNamNet, dựa trên đặc điểm vết cắn, tính chất tổn thương, bác sĩ hướng đến trẻ bị rắn hổ đất cắn. Ngay trong đêm, bệnh nhi được truyền 40 lọ huyết thanh kháng nọc rắn hổ và thở máy, đồng thời phẫu thuật mở cân cẳng bàn chân trái. Bệnh nhi cũng được truyền dịch, lợi tiểu, phòng biến chứng suy thận cấp.
Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhi được rút ống nội khí quản, tỉnh táo, hồi phục hoàn toàn về sức cơ, cẳng bàn chân trái đỡ sưng nề, vận động tốt. Tuy nhiên, ngón cái bàn chân trái bị> rắn cắn đã hoại tử khô, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ.
Đây là 2 trong 3 bệnh nhi nguy kịch do rắn cắn Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị trong 2 tuần gần đây. Các bác sĩ lưu ý cách phòng ngừa để trẻ không bị rắn cắn:
- Tránh tới nơi có thể có rắn như: Khu vực có cỏ cao, bụi cây um tùm, hang có nhiều gạch đá, khu vực gần chuồng gia cầm.
- Đi trên cỏ rậm hoặc vườn cây có nhiều lá khô nên mang giày ống cao và mặc quần dài phủ ra ngoài giày. Tránh ra vườn sau mưa rào, trời tối.
- Không cho trẻ nằm ngủ dưới nền nhà.
- Nếu thấy rắn trong tự nhiên, nên để rắn tự đi. Tránh bắt hay chọc phá rắn.