Trẻ bắt được con rắn cạp nia bỏ vào cặp. Khi đến lớp, bé bị cắn vào ngón út tay trái. Cô giáo phát hiện đưa ngay trẻ đi viện.
Theo thông tin từ VietNamNet, bệnh nhi 7 tuổi ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, được chuyển từ trung tâm y tế huyện vào bệnh viện đa khoa tỉnh sáng 17/10 ở giờ thứ 3 sau khi bị rắn độc cắn.
Theo lời giáo viên, trẻ bắt được con> rắn cạp nia bỏ vào cặp. Khi đến lớp, bé bị cắn vào ngón út tay trái. Cô giáo phát hiện đưa ngay trẻ đi viện.
Vào bệnh viện tỉnh, bệnh nhi có biểu hiện sụp mi mắt, yếu tay chân, có dấu hiệu yếu liệt cơ hô hấp, thở khó khăn, liệt hầu họng. Các bác sĩ và điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đã nhanh chóng đánh giá, cấp cứu, đặt ống nội khí quản, thở máy cho bệnh nhi.
Tới sáng 18/10, bệnh nhi vẫn trong tình trạng thở máy, liệt toàn thân, đồng tử giãn, rối loạn điện giải. Do không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia để điều trị đặc hiệu cho bệnh nhi, các bác sĩ ở Lạng Sơn phải chuyển bệnh nhi lên tuyến trên điều trị tiếp.
Dẫn tin từ VnExpress, các chuyên gia cho biết khi bị rắn cắn, người bệnh cần bình tĩnh, hạn chế di chuyển, bất động chân, tay (nơi có vết thương). Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép gây sưng nề. Làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý.
Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo đồng thời gọi nhân viên y tế đến. Khi vận chuyển nạn nhân, gia đình cần duy trì băng ép để đảm bảo an toàn. Điều trị >rắn cắn hữu hiệu nhất là truyền huyết thanh kháng độc. Thời điểm sử dụng tốt nhất là 6h đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.
Các bác sĩ khuyến cáo trẻ nhỏ hiếu động, hiểu biết về thế giới xung quanh còn nhiều hạn chế, rất dễ gặp nguy hiểm khi chơi đùa, tiếp xúc với loài vật có độc. Do vậy, phụ huynh cần chú ý trang bị, cung cấp cho các em kiến thức, kỹ năng, đảm bảo an toàn và kịp thời phát hiện khi trẻ có hành động nguy hiểm.