Hiện nay, việc phòng chống và bảo vệ an toàn cho bản thân trước dịch bệnh lây lan mạnh là điều cần thiết. Chúng ta có những nguyên tắc thích ứng an toàn với dịch COVID-19 được Bộ Y tế khuyến cáo.

Hương Hương (t/h) 06:17 22/04/2023

Theo Cổng TTĐT của Bộ Y tế, chúng ta chú ý 8 nguyên tắc sau:

1. Hiểu biết cặn kẽ về căn bệnh cũng như đại dịch, hiểu rõ các khả năng lây nhiễm, không hoang mang lo lắng, không sợ hãi thái quá.

2. Thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động xã hội, vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực hiện.

3. Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

4. Cập nhật đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến >sức khỏe nói chung và nghi ngờ COVID nói riêng; cài đặt các ứng dụng được khuyến cáo nhằm cảnh báo nguy cơ tiếp xúc gần rất cần thiết như ứng dụng PC-COVID.

Nguyên tắc an toàn trong đại dịch. Ảnh: Internet

5. Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng của cơ thể bản thân về thể chất lẫn tinh thần một cách khoa học và hợp lý.

6. Vệ sinh nhà ở và nơi làm việc bằng các chất sát khuẩn.

7. Thay đổi thói quen sinh hoạt: "Đi đến nơi, về đến chốn."

8. Những người có các bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, bệnh phổi mạn tính... cần tuân thủ quy trình điều trị một cách tuyệt đối, cùng với bác sĩ đặt ra các tình huống có thể xảy ra trong thời dịch bệnh và các phương án ứng phó để không bị động, bất ngờ.

Cũng theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, trước tình hình số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, Bộ Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch.

Theo đó, để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tỉnh hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo diễu kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung như sau. Cụ thể:

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống >dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác;

Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ- CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế.

Thông điệp phòng dịch của Bộ Y tế. Ảnh: Internet

 

Cùng đó, thúc đẩy tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.

Đồng thời chủ động công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế rút SARS-CoV-2 để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Các địa phương cũng cần tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế về hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.

Hương Hương (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe