Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đã lấy gửi mẫu bệnh phẩm của 2 bệnh nhi đến Viện Y tế Công cộng TP.HCM để xét nghiệm và chẩn đoán xác định.
Theo VOV, ngay sau kỳ nghỉ Tết, Sở Y tế TP.HCM nhận được báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng 2 về hai trường hợp bệnh nhi nhập viện vào ngày 6/2 và 7/2/2024 trong tình trạng đau đầu, nôn ra thức ăn.
Qua thăm khám, bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hội chẩn và không loại trừ hai trẻ bị >ngộ độc botulinum toxin nên quyết định sử dụng giải độc tố botulinum.
Hiện, tình trạng 2 bệnh nhi đã cải thiện. Một bệnh nhi đã cai máy thở và theo dõi tại khoa Tiêu hóa. Bệnh nhi còn lại tiếp tục được chăm sóc và theo dõi tại khoa Hồi sức, có dấu hiệu cải thiện tốt.
Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, đã lấy gửi mẫu bệnh phẩm của 2 bệnh nhi đến Viện Y tế Công cộng TP.HCM để xét nghiệm và chẩn đoán xác định. Ngộ độc Botulinum là ngộ độc nặng, gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, liệt toàn thân, và nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt hiện nay thuốc điều trị Botulinum rất hiếm. Ngộ độc Botulinum còn ảnh hưởng lâu dài tới >sức khỏe do yếu cơ, yếu tay chân...
Theo Bệnh viện quận 11, độc tố botulinum được sinh ra do vi khuẩn Clostridium Botulinum trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí). Vi khuẩn Clostridium Botulinum có đặc điểm kỵ khí, do đó không thể phát triển ở những nơi có đủ oxy, thông gió tốt và cũng không phát triển ở môi trường chua, mặn. Điều này có nghĩa, nếu quy trình sản xuất hay bảo quản thực phẩm, đặc biệt thực phẩm đóng hộp có lẫn một vài bào tử C.botulinum hay môi trường được đóng kín không có oxy, nếu thực phẩm không có đủ độ mặn và chua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tiết ra độc tố botulinum. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm.
Phương pháp xác định Clostridium Botulinum phải được các cơ sở nghiên cứu thực hiện, người dân không nên thực hiện. Hiện tại chưa có vắc xin có hiệu quả phòng ngừa bệnh.Cách nhận biết thực phẩm để tránh ngộ độc Botulinum? Để đề phòng nguy cơ nhiễm chất độc botulinum toxin, cần:
Chọn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng được các cơ quan chức năng công nhận.
Các thực phẩm chua như dưa muối, măng, cà muối nếu không còn chua thì không ăn.
Thận trọng với các thực phẩm đóng kín có mùi, màu thay đổi hoặc có vị khác thường.
Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, nấu chín. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy độc tố botulinum nếu độc tố không may có trong thực phẩm.
Bên cạnh đó, cần xử trí tốt các vết thương ngoài da nếu có để tránh nhiễm C. botulinum qua các tổn thương này.