Bác sĩ nhận định trường hợp này với tuổi đời còn rất trẻ cùng những triệu chứng bệnh lý không rõ ràng, rất may mắn đã đến bệnh viện kịp thời, được can thiệp trong giờ vàng, thoát tử vong. Nguyên nhân gây đột quỵ hiện chưa được xác định rõ.
Theo thông tin từ VnExpress, ngày 12/1, tiến sĩ, bác sĩ Phùng Đức Lâm, Trưởng Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, cho biết bệnh nhân nhập viện khi thị lực mắt phải 8/10, kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não cho thấy hình ảnh nhồi máu não.
Các bác sĩ sử dụng phương pháp điều trị thuốc tiêu sợi huyết. Sau ba ngày, mắt người bệnh phục hồi hoàn toàn.
Bác sĩ nhận định trường hợp này với tuổi đời còn rất trẻ cùng những triệu chứng bệnh lý không rõ ràng, rất may mắn đã đến bệnh viện kịp thời, được can thiệp trong giờ vàng, thoát tử vong. Nguyên nhân gây >đột quỵ hiện chưa được xác định rõ.
Dẫn tin từ VTC News, đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc tàn phế suốt đời nhưng rất ít trường hợp đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện trong 6 giờ đầu - “thời gian vàng” để cứu sống người bệnh.
Bệnh xảy ra khi mạch máu trong não bị tắc nghẽn hoặc vỡ khiến khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào não bị mất đi. Khi đó các tế bào này sẽ bị tổn thương hoặc chết, dẫn đến các triệu chứng như mất khả năng nói, di chuyển hoặc cảm nhận.
Trường hợp nam thanh niên trên với tuổi đời còn rất trẻ cùng những triệu chứng bệnh lý không rõ ràng, rất may mắn người bệnh đến bệnh viện và được phát hiện, can thiệp kịp giờ vàng tránh được những biến chứng đáng tiếc do đột quỵ gây ra.
Chuyên gia khuyến cáo, đột quỵ thường gia tăng khi trời lạnh và khi thời tiết thay đổi đột ngột. Khi trời lạnh, catecholamin trong máu tăng khiến mạch máu co lại, từ đó làm tăng áp lực trong lòng mạch dẫn đến tăng huyết áp và tăng nhịp tim khiến tăng tình trạng đông máu, dễ hình thành cục máu đông, tắc lòng mạch gây ra đột quỵ não, đột quỵ tim như nhồi máu cơ tim.
Để phòng tránh đột quỵ vào trời lạnh, việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và cổ trong mùa lạnh rất quan trọng. Mọi người nên ngủ trong phòng kín gió, luôn giữ đủ ấm cho cơ thể, cần lưu ý việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây sốc nhiệt. Vì vậy buổi sáng trước khi rời giường nên có vài động tác vận động nhẹ để làm nóng cơ thể, thích ứng với thời tiết bên ngoài, không nên xuống giường ngay khi vừa thức dậy.
Bạn cần uống nước ấm, hạn chế ăn đồ lạnh, không tắm trễ cũng như không tắm nước lạnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra >sức khỏe, nếu phát hiện huyết áp cao, đái tháo đường cần được uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc.