Biến thể SARS-CoV-2 mới chính thức được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là Omicron và đưa vào danh sách "biến thể đáng lo ngại" bởi biến thể này có số lượng đột biến nhanh hơn bất kỳ chủng virus nào cùng nhóm này như Delta, Alpha, Beta, Gamma.
Omicron được coi là biến thể tồi tệ nhất từ đầu mùa dịch tới giờ (Hình internet)
Omicron - Nỗi lo mới của toàn nhân loại
Một số tài liệu cho thấy, >biến thể Omicron, ban đầu với tên gọi là B.1.1.529, được phát hiện ở Nam Phi vào ngày 11.11 vừa qua, và cũng đã được ghi nhận ở các khu vực khác là Botswana, Hong Kong (Trung Quốc) và Bỉ.
Theo đó, B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai, cao gấp đôi so với chủng cũ Delta vốn vẫn đang thống trị số ca >COVID-19 trên khắp thế giới.
Do đó, sự đột biến khủng khiếp của biến thể virus SARS-CoV-2 mới này khiến các nhà khoa học lo ngại biến thể Omicron có thể dễ lây lan hơn, né phản ứng miễn dịch ở những người tiêm vaccine COVID-19 hoặc từng mắc bệnh trước đó, từ đó có thể kích hoạt làn sóng lây nhiễm mới trên toàn cầu.
Omicron có số lượng đột biến cao
Tiến sĩ Sebastian Maurer Stroh, giám đốc điều hành của Viện Tin học Sinh học thuộc Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu Singapore, chia sẻ: “Sự kết hợp độc nhất vô nhị của các đột biến ở chủng mới bao gồm một số đột biến từng được biết đến trước đó có khả năng cải thiện sự thành công của virus"
Protein gai là mục tiêu của hầu hết các loại vaccine vì đó là thứ mà virus cần để xâm nhập vào các tế bào của cơ thể.
Tuy nhiên, Giáo sư Wang Linfa - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Trường Y Duke-NUS, cho biết biến thể Omicron mới có mối đe dọa lớn đến mức nào vẫn chưa được làm rõ khi có 3 "biến số" chủ đạo là: Khả năng lây truyền, khả năng né vaccine và độc lực của virus.
Bởi theo giáo sư, một biến thể virus mới dễ lây lan nhưng không mang theo khả năng gây bệnh nghiêm trọng thì sẽ không quá đáng lo ngại.
WHO đưa biến thể mới vào danh sách "biến thể đáng lo ngại”
Tổ chức Y tế Thế giới phân loại chủng B.1.1.529 là 1 trong 8 "biến thể đang được theo dõi" vào ngày 24.11, chưa đầy 2 tuần sau khi bộ gene đầu tiên được giải trình tự.
Và đến tối qua - 26.11, WHO đã nâng biến thể này lên mức cao nhất là "biến thể đáng lo ngại" và được đổi tên mới là Omicron, được cho là "biến thể đáng lo ngại" thứ 5. Omicron cũng được coi là chủng virus mới nổi được đưa vào nhóm này nhanh nhất bởi 4 biến thể còn lại - Alpha, Beta, Gamma và Delta - mất từ 2 đến 7 tháng kể từ khi xuất hiện để được công bố là "biến thể đáng lo ngại".
Để so sánh, biến thể Delta có hàng nghìn bộ gene được giải trình tự trước khi được xếp vào nhóm "biến thể đáng lo ngại". Nhưng tới nay, có 81 bộ trình tự gene được xác định từ chủng Omicron, trong đó có 6 từ Botswana, 2 từ Hong Kong và 73 từ Nam Phi - Tiến sĩ Maurer-Stroh - Thành viên của GISAID, tổ chức cung cấp nền tảng chia sẻ giải trình tự gene COVID-19 khắp thế giới, với 5,5 triệu bộ gene đã được giải trình tự từ khắp nơi trên thế giới - chia sẻ thêm.
Nguy cơ các ca mắc biến thể mới sẽ tăng vọt
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore - Phó giáo sư Hsu Li Yang, cho biết, sự xuất hiện của chủng Omicron "chắc chắn tương tự như các biến thể đáng lo ngại trước đây, với việc tăng vọt các ca mắc trong thời gian ngắn ngay sau làn sóng ban đầu".
"Dù đột biến và sự lây lan nhanh chóng cho thấy chủng này có khả năng lây truyền cao, nhưng chủng này có độc lực hơn không thì vẫn chưa được biết vào thời điểm này, vì tới nay hầu hết người nhiễm bệnh là người trẻ tuổi" - ông lưu ý thêm.
Phó giáo sư Alex Cook - Đồng nghiệp của Phó giáo sư Hsu Li Yang cũng đưa ra nhận định: Số ca mắc COVID-19 ở Nam Phi đang tăng nhanh, điều này "nhất quán với việc biến thể có khả năng lây truyền cao hơn hoặc có thể tránh được miễn dịch hiện có tốt hơn".
Ông cũng lưu ý thêm: Nếu biến thể SARS-CoV-2 mới Omicron thực sự có khả năng lây cao hơn, "thì chúng tôi dự kiến khi biến thể lan rộng ra ngoài biên giới Nam Phi chỉ là vấn đề thời gian".