Tiến sĩ Eric Feigl-Ding - nhà dịch tễ học và là thành viên cấp cao tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) chia sẻ ngày 26-11 rằng: Biến thể Omicron hay B.1.1.529 có khả năng lây nhiễm mạnh hơn khoảng 500% so với biến thể Delta.
Lao Động đưa tin, theo các nhà khoa học, biến thể Omicron có 32 đột biến trong protein gai và được cho là có khả năng né miễn dịch ở những người đã tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 và từng >nhiễm COVID-19 trước đó. Đó chính là lý do vì sao >Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên biến thể này là Omicron và cho rằng đây là "biến thể đáng lo ngại".
Siêu biến thể Omicron được đánh giá là có khả năng lây nhiễm mạnh hơn 500% so với chủng Delta (Hình internet)
>Biến thể Omicron mới này cũng đã được giới khoa học mô tả là "biến thể tồi tệ nhất mà chúng tôi từng thấy cho đến nay" và lo ngại biến thể virus này sẽ lan rộng ra toàn cầu.
Tiến sĩ Eric Feigl-Ding cũng lưu ý rằng, biến thể mới Omicron có số lượng đột biến xấu ở gai nhiều gấp đôi so với biến thể Delta: "Biến thể B.1.1.529 mới có khả năng lây nhiễm cạnh tranh cao hơn khoảng 500% - là chỉ số đáng kinh ngạc nhất tới nay". Ông cũng chia sẻ hình ảnh so sánh lợi thế sinh tồn của các chủng virus SARS-CoV-2.
Tiến sĩ Eric Feigl-Ding cũng nhận xét về vị trí cắt furin trong protein gai của virus - phần quan trọng của SARS-CoV-2 giúp xác định khả năng lây truyền của virus. Và theo ông, điều đáng lưu ý ở đây là lần đầu tiên một biến thể có đột biến vị trí phân cắt 2 furin.
Cụ thể, biến thể Omicron không chỉ chứa 1 mà là 2 đột biến vị trí phân cắt furin - P681H và N679K. Cũng theo nhà virus học Tom Peacock, đây là lần đầu tiên ông quan sát được những đột biến này ở cùng một chủng virus SARS-CoV-2.