Sau cuộc cách mạng OTT và truyền hình cáp, hầu hết các diễn viên và khách mời tham gia show Hàn Quốc đã ngày càng thoải mái hơn trong việc uống rượu trước ống kính.
Tuy nhiên, khi việc uống rượu trở nên ngày càng phổ biến thì 1 số khán giả và chuyên gia bắt đầu đặt câu hỏi liệu điều này có gây ra tác dụng phụ hay không.
Thậm chí nhiều đài truyền hình cũng bắt đầu sản xuất các nội dung lấy đề tài xoay quanh rượu bia như "Work Later, Drink Now" của TVing, show "Drinking Friends" của iHQ hay "Local Table" của MBC.
Cảnh uống rượu gần như xuất hiện tại mọi bộ phim truyền hình Hàn Quốc lấy chủ đề cuộc sống thường ngày. Một số cái tên điển hình trong thời gian gần đây gồm Thirty Nine, Hometown Cha-Cha-Cha, Nevertheless, Our Beloved Summer...
Rượu thậm chí đóng vai trò như chủ đề chính của một số chương trình >giải trí đang lên sóng.
Theo khảo sát của Viện nâng cao >sức khỏe Hàn Quốc, trong 219 phim truyền hình và 438 chương trình phát sóng năm 2021, mỗi tập đều có khoảng 2-3 cảnh liên quan đến rượu. Các chuyên gia cho rằng việc đưa quá nhiều cảnh đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khán giả, làm xã hội ngày càng chấp nhận rượu bia dễ dàng hơn và tăng cảm giác thèm rượu cho người xem.
Tuy nhiên, "Việc uống rượu nặng dù gây tổn thương cho cơ thể, nhưng bạn có thể xả hết những căng thẳng trong khi uống rượu, ít nhất một lần trong đời. Nhà biên kịch Wi So-young của bộ phim cho biết: "Không ai có một cuộc sống hoàn hảo cả".
Theo 1 cuộc khảo sát ở Hàn Quốc, có đến 47% trong 1057 người (20-64 tuổi) cho biết họ muốn uống rượu sau khi xem cảnh uống rượu trên TV. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng Chính phủ cần có chính sách hiệu quả nhằm giảm thiểu hậu quả tiêu cực của uống rượu, đồng thời nâng cao nhận thức của công chúng về tác hại của nó trên sóng truyền hình.
Theo The Korea Times