Công tác cứu hộ bé Hạo Nam có thể kéo dài thời gian so với dự tính, lực lượng chứ năng đã tính toán nhiều phương án rủi ro.
Theo Báo Sức khỏe và >đời sống, tính đến ngày 9/1, cuộc cứu hộ, giải cứu bé trai Hạo Nam ở Đồng Tháp rơi trụ bê tông tử vong đã sắp bước sang ngày thứ 10, nhưng vẫn phải tiếp tục do chưa đạt kết quả như mong đợi. Lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận, đưa thi thể bé Hạo Nam lên.
Thời điểm có thể đưa trụ bê tông có thi thể bé Hạo Nam bên trong lên trên mặt đất dự tính sau đây nhiều ngày nữa.
Nói về khó khăn đang cản trở việc cứu hộ, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, lực lượng cứu hộ, cứu nạn bé Hạo Nam đã làm việc xuyên đêm nhiều ngày qua, nhưng do địa chất nơi công trình có tầng đất sét cứng, cọc đóng sâu 35m; đồng thời hiện trường nằm sâu trong đồng ruộng nên việc di chuyển máy móc có công suất lớn đến hiện trường vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông gặp nhiều khó khăn.
Ngày 8/1, ông Đoàn Tấn Bửu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – cho báo chí biết, sau quá trình trao đổi, tính toán những rủi ro, tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất phương án nhổ cọc qua 11 bước do hai đơn vị thi công cầu đường uy tín của Việt Nam tiến hành.
"Tuy nhiên, quá trình thực hiện kéo dài 6-7 ngày", báo Quân đội Nhân dân dẫn thông tin ông Bửu cho biết.
Cũng theo Công Thương, tại hiện trường, đội cứu hộ làm việc xuyên đêm, dùng gàu chuyên dụng múc đất trong khung vây có diện tích 4,8 x 4,8m xung quanh trụ bê tông ra bên ngoài với khả năng mỗi gàu múc được 0,3m3 đất.
Dự kiến trong ngày 9/1, sau công đoạn làm sạch đất, lực lượng cứu hộ sẽ đóng 2 ống vách dài 1-2 m quanh trụ bê tông. Tiếp theo, máy khoan guồng xoắn đất giữa 2 ống vách đến khi tiếp cận đáy cọc và dùng cần cẩu nhấc trụ bê tông lên khỏi mặt đất.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã làm việc xuyên đêm nhiều ngày qua. Tuy nhiên, do địa chất nơi công trình có tầng đất sét cứng, cọc đóng sâu 35m; đồng thời hiện trường nằm sâu trong đồng ruộng nên việc di chuyển máy móc có công suất lớn đến hiện trường vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông đang gặp nhiều khó khăn.
Các chuyên gia cũng nhận định, về cơ bản, kéo trụ bê tông chiều sâu 35m lên khỏi mặt đất là không khó. Tuy nhiên, để kéo trụ bê tông lên không tác động tới cơ thể cháu bé mới là vấn đề.
Cọc bê tông này có 3 đoạn nối mà các mối nối cọc này không đảm bảo. Khi kéo lên, máy móc đủ sức kéo trụ bê tông lên nhưng các mối nối sẽ bị đứt, và đoạn nằm dưới không ai chắc chắn em bé nằm ở đâu. Vì vậy mà khi kéo lên rất có thể mối nối bị đứt và việc móc đoạn dưới lên còn khó hơn nữa.
Trước đó, tỉnh Đồng Tháp đã lập tổ điều hành cuộc cứu hộ, giải cứu bé trai Thái Lý Hạo Nam (sinh năm 2012).
Tổ điều hành có nhiệm vụ điều hành thi công phương án cứu hộ, cứu nạn, giải cứu bé trai Hạo Nam tại công trình cầu Rọc Sen (thuộc gói thầu số 14 dự án xây dựng tuyến ĐT.857 đoạn quốc lộ 30 - 845 tại ấp 2, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) bằng biện pháp xử lý rút cọc D500.
Đồng thời, tổ có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện cứu hộ, cứu nạn về UBND tỉnh Đồng Tháp. Tổ sẽ giải tán sau khi hoạt động cứu hộ, giải cứu bé trai Hạo Nam rơi xuống trụ bê tông tử vong hoàn tất.