Cá thể rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô - một trong ba cá thể rùa được thế giới ghi nhận bất ngờ qua đời vào ngày 24/4.
Theo thông> tin mới nhất báo Dân Trí, vào sáng 24/4, ông Phùng Huy Vinh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây cho biết, đơn vị đang phối hợp với Chi cục Thủy sản Hà Nội và đại diện Tổ chức phi chính phủ IMC - Quản lý dự án bảo tồn rùa Hoàn Kiếm (Việt Nam) xác định nguyên nhân một cá thể rùa bị chết ở hồ Đồng Mô.
''Cá thể rùa bị chết được cán bộ thuộc tổ chức phi chính phủ phát hiện vào sáng 23/4, thuộc loại rùa mai mềm, có chiều dài toàn thân 1,56m, chiều dài mai rùa 0,98m, chiều rộng mai rùa 0,76m và cân nặng là 93kg.'' ông vinh chia sẻ với phóng viên báo Dân Trí
Nguyên nhân khiến cá thể rùa hồ Hoàn Kiếm qua đời
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn chia sẻ,> cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô có thể đã chết nhiều ngày trước khi nổi lên mặt nước, như chuyện từng xảy ra với cụ rùa Hồ Gươm cuối cùng. Cá thể này có chiều dài toàn thân 156cm, chiều dài mai rùa 98cm, chiều rộng mai rùa 76cm, cân nặng 93kg.
Theo nhận định, cá thể rùa Hoàn Kiếm bị chết nhiều khả năng chính là cá thể rùa đã được bẫy bắt thành công vào năm 2020. Khi đó, các nhà bảo tồn đã bẫy bắt thành công một cá thể rùa Hoàn Kiếm có cân nặng 86kg, chiều dài mai 99,5cm, rộng mai 75,5cm.
Rùa Hoàn Kiếm là loài rùa quý hiếm nhất trên thế giới với ghi nhận chính thức chỉ có 3 cá thể. Một cá thể sống ở vườn thú Tô Châu (Trung Quốc), một cá thể ở hồ Xuân Khanh (Hà Nội) và cá thể vừa qua đời ở hồ Đồng Mô.
Riêng tại hồ Đồng Mô, các nhà bảo tồn của Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á cho rằng, có ít nhất 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm ở đây. Một bức ảnh từng hai cá thể rùa Hoàn Kiếm song song. Tuy nhiên, tại đây mới bẫy bắt và xác định gene thành công một cá thể.
Trước đó vào năm 2018, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch Bảo tồn các cá thể giải Sin-hoe (rùa Hoàn Kiếm). Theo đó, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra, xác minh số lượng cá thể, giới tính rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đồng Mô và Xuân Khanh.
Dự kiến giai đoạn 2021- 2025 sẽ nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp làm căn cứ đề xuất kế hoạch ghép đôi sinh sản, nếu được. Từ đó đến 2026 sẽ thực hiện các dự án bảo tồn, ghép đôi sinh sản, ương nuôi giống loài rùa Hoàn Kiếm, tiến tới phục hồi quần thể loài rùa quý hiếm nhất thế giới và là biểu tượng >tâm linh của người Hà Nội.
Với việc cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô chết, hy vọng khôi phục loài rùa quý hiếm nhất thế giới sẽ hẹp dần hy vọng.