Những nghiên cứu này được thực hiện ở 13 quốc gia nhằm xác định nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ các nhà vệ sinh công cộng.
Theo Newsbreak, các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Úc và Đại học Nam Úc đã phân tích dữ liệu từ 38 nghiên cứu khác nhau. Những nghiên cứu này được thực hiện ở 13 quốc gia nhằm xác định >nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ các> nhà vệ sinh công cộng.
Cụ thể, việc xả nước bồn cầu mà không đậy nắp có thể khiến các hạt chất thải và nước siêu nhỏ bay đi xa đến gần 1,4 mét. Những hạt này có thể mang mầm bệnh và lưu lại trong không khí đến 30 phút.
Trước đó, một nghiên cứu khác cũng phát hiện số lượng các hạt siêu nhỏ bắn ra từ bồn cầu xả nước không đậy nắm tương đương với lượng giọt bắn của một người nói chuyện liên tục trong 6 phút rưỡi.
Tuy nhiên, xả bồn cầu không đậy nắp không phải là nguy cơ lây> COVID-19 duy nhất. Nghiên cứu phát hiện những thùng rác không có nắm đậy cũng mang lại nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt, khi thùng rác đặt dưới hoặc gần máy sấy khô tay tự động. Máy sấy này khi bật có thể thổi bay các giọt bắn lan xa đến 2,7 mét.
Dẫn tin từ tạp chí Science of Total Environment, giáo sư Sotiris Vardoulakis, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia, nói rằng họ không tìm được bằng chứng cho thấy việc mầm bệnh như COVID-19 có thể lây truyền qua đường không khí trong nhà vệ sinh công cộng.
Có báo cáo cho rằng bệnh nhân Covid-19 sẽ thải virus qua phân, khiến nó trở thành nguồn lây nhiễm mới. Vardoulakis nói: "Mọi người thường không ở lâu trong đó và cũng không tương tác với những người khác. Quan trọng là aerosol mà bạn có thể hít phải khi xả bồn cầu đến từ chất thải của chính bạn".
Các mẫu từ nhà vệ sinh trong bệnh viện điều trị Covid-19 ở Singapore, Trung Quốc, Anh và Ý cho thấy sự hiện diện của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Vardoulakis cho biết ô nhiễm khác với lây truyền.
Nghiên cứu đưa ra 25 khuyến nghị để giảm nguy cơ ô nhiễm nhà vệ sinh công cộng, bao gồm việc dùng cửa điện hoặc lối vào “không cửa”, đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước và nút xả nước không cần chạm.