Ở nhiều nơi, sau khi cha qua đời, con cái có thể thừa kế tất cả tài sản, kể cả người phụ nữ của cha.
Ngày xưa, hoàng đế ngoài hoàng hậu có rất nhiều phi tần. Nếu hoàng đế băng hà, họ phải kiên quyết giữ gìn sự trung trinh tiết hạnh. Nhưng ở nhiều nơi, sau cái chết của cha thì con cái có thể thừa kế tất cả tài sản, kể cả người phụ nữ của cha. Rất nhiều người có thể chấp nhận điều này.
Vào thời Ngũ Hồ loạn Hoa, tù trưởng của dân tộc Đê có một cô con gái xinh đẹp là Đan thị. Muốn bộ lạc có thể tồn tại và phát triển hơn trong thời kỳ thiên hạ đại loạn như thế này, ông quyết định tìm một "chỗ dựa" vững chắc.
Và người ông chọn là Hán Triều Lưu Uyên, ông sẽ gả con gái Đan thị cho người này. Lưu Uyên là vị hoàng đế khai quốc nhà Hán Triệu trong lịch sử Trung Quốc, thụy hiệu Hán (Triệu) Quang Văn Đế.
Khi tù trưởng người Đê đưa con gái giới thiệu với Lưu Uyên, Lưu Uyên ngay lập tức phải lòng đối phương vì vẻ ngoài xinh đẹp. Hôn lễ được tiến hành suôn sẻ, không lâu sau Đan thị hạ sinh hoàng tử Lưu Nghệ.
Năm 308, Lưu Uyên lâm bệnh, ông lập người vợ thứ hai Đan thị làm hoàng hậu và con trai cả Lưu Hòa làm thái tử. Sau khi ông qua đời, Lưu Hòa trở thành hoàng đế. Cuộc chiến ngai vàng trong gia đình hoàng gia rất khốc liệt, chỉ một tuần sau đó, tân hoàng đế bị lật đổ.
Đất nước ngày càng trở nên hỗn loạn. Không lâu sau, con trai thứ 4 của Lưu Uyên là Lưu Thông đã giành được chiến thắng và thuận lợi ngồi lên ngôi báu, thụy hiệu là Hán (Triệu) Chiêu Vũ Đế.
Lưu Thông là một người đam mê mỹ sắc, bất chấp hoàng hậu Đan thị là mẹ trên danh nghĩa, ông ép buộc Đan thị phải trở thành người của mình. Để hoàng hậu Đan thị "nghe lời", Lưu Thông đã bắt con trai Lưu Nghệ của bà làm con tin, đe dọa sẽ giết chết nếu bà không khuất phục.
Bằng cách này, Lưu Thông dễ dàng đưa Đan thị vào hậu cung của mình, mặc cho sự phản đối của các đại thần, hắn tuyên bố trước bàn dân thiên hạ rằng Đan thị là người chủ động quyến rũ hắn trước. Vì con trai, Đan thị chỉ có thể chấp nhận những lời khinh miệt từ Lưu Thông. Nhưng những đứa con của bà lại không hay biết chuyện này, họ luôn cảm thấy mẹ mình là người phóng đãng, trụy lạc, không thể chịu nổi khi có một người mẹ như vậy.
Sau cùng, không thể chịu được cuộc sống như thế nữa, Đan thị chọn cách tự sát để giải thoát.