Nam Á hiện có khoảng 290 triệu nữ giới tảo hôn, chiếm khoảng 45% tổng số nữ giới kết hôn khi chưa đủ tuổi trên toàn thế giới.
Nhật báo Dawn của Pakistan đưa tin vào ngày 20-4, trích dẫn ước tính về số lượng cô dâu bé gái được Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố một ngày trước đó.
UNICEF đã kêu gọi chấm dứt tập tục tảo hôn, cho biết Nam Á hiện có khoảng 290 triệu nữ giới tảo hôn, chiếm khoảng 45% tổng số nữ giới kết hôn khi chưa đủ tuổi trên toàn thế giới.
Noala Skinner, giám đốc khu vực Nam Á của UNICEF cho biết: "Thật là một bi kịch khi Nam Á có gánh nặng tảo hôn cao nhất thế giới đối với nữ giới. Kết hôn sớm khiến các bé gái không có cơ hội tiếp cận với giáo dục, gây nguy hiểm cho >sức khỏe và hạnh phúc cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chính các em".
16 địa điểm ở Bangladesh, Ấn Độ và Nepal là những khu vực nữ giới không có cơ hội học tập trong thời gian bị hạn chế như trường học đóng cửa vì dịch COVID-19, họ nghĩ rằng lựa chọn tốt nhất cho mình là kết hôn sớm.
Độ tuổi kết hôn hợp pháp tối thiểu ở các nước Nam Á là 20 tuổi ở Nepal; 18 tuổi ở Ấn Độ, Sri Lanka, Bangladesh; 16 tuổi ở Afghanistan. Ở Pakistan, chỉ có bang Sindh công nhận kết hôn khi nữ giới đủ 18 tuổi, trong khi toàn nước là 16 tuổi.
Theo kết quả nghiên cứu của UNICEF, kết quả này cũng chứa đựng một thực tế là các gia đình có con gái buộc phải cho con gái kết hôn sớm do áp lực tài chính trong đại dịch COVID-19.
Thông qua các cuộc thảo luận. UNICEF đã đưa ra một số giải pháp xã hội để xóa đói giảm nghèo, bảo vệ quyền được giáo dục cho tất cả trẻ em để hạn chế >nạn tảo hôn.
“Giáo dục, bao gồm cả giáo dục giới tính toàn điện, nên trao quyền cho trẻ em gái và giúp trẻ học các kỹ năng, đồng thời tạo ra nhận thức địa phương để cùng nhau loại bỏ hủ tục này,” một quan chức của Quỹ Dân số Liên hợp quốc cho biết.