Về cơ bản, du lịch châu Âu vẫn là điều gì đó khá đắt đỏ với đại đa số người dân Trung Quốc - do đó, Hallstatt "photocopy" là lựa chọn an toàn đối với họ
Từ tháp Eiffel cho đến Kim Tự Tháp Ai Cập... Việc các danh thắng ">đạo nhái" xuất hiện ở >Trung Quốc đã không còn lạ lẫm nữa.
Cách đây không lâu, quốc gia tỷ dân còn mô phỏng Hallstatt, ngôi làng nước Áo được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Nơi đây đẹp nổi tiếng bởi thị trấn nên thơ dưới chân núi Alps, bao quanh là hồ nước trong lành lấp lánh như pha lê. Mãi tới thế kỷ 19, người ta chỉ có thể tiếp cận làng Hallstatt bằng thuyền vì nó gần như tách biệt với thế giới.
Được biết, vào thời điểm Hallstatt được thế giới biết đến, nơi đây chỉ có khoảng 900 hộ gia đình.
Những nét kiến trúc đặc trưng của Hallstatt "xịn" như nhà thờ, tháp chuông, quảng trường... đều được bê nguyên về Quảng Đông. Được biết, dự án Hallstatt mô phỏng của Trung Quốc tiêu tốn tới gần 1 tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng).
Kể từ khi mở cửa, làng Hallstatt của Trung Quốc hầu như chỉ đón du khách nội địa.
Về cơ bản, du lịch châu Âu vẫn là điều gì đó khá đắt đỏ với đại đa số người dân Trung Quốc - do đó, Hallstatt "photocopy" là lựa chọn an toàn đối với họ.
Theo Pamela Binder, người đại diện của Hallstatt cho hay: "Chúng tôi giữ thái độ bình thường với phiên bản mô phỏng tại Trung Quốc, không như nhiều người nghĩ, người dân ở đây tỏ ra khá tự hào vì nơi ăn chốn ở của họ nổi tiếng đến như vậy".
Thông thường, người dân Trung Quốc kéo đến Hallstatt "photocopy" để dạo chơi vì tò mò và hầu hết là chụp ảnh cưới. Dù thừa sức mô phỏng các kỳ quan trên thế giới, điều duy nhất quốc gia tỷ dân không thể tái tạo được, chính là văn hóa bản địa.