Tình nguyện viên thử vắc-xin Covid-19 tiết lộ những bí mật phía sau hậu trường
Đại >dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành trên toàn thế giới và tác động của nó cũng ngày càng trở nên rõ ràng, đặc biệt là ở các quốc gia như Mỹ nơi mà nhiều người dường như vẫn nghĩ đeo khẩu trang là một trò đùa. Và vắc-xin dường như là đang lựa chọn hi vọng tốt nhất của người dân trên toàn thế giới, để có thể quay trở lại cuộc sống hàng ngày bình thường. Hiện một số thử nghiệm vắc-xin đang diễn ra trên toàn cầu, và một trong những thử nghiệm hứa hẹn hơn, được gọi là Thử nghiệm vắc-xin Oxford, đang diễn ra ngay tại Vương quốc Anh.
Loại vắc-xin có tên AZD1222, được Đại học Oxford nghiên cứu và cấp phép sản xuất cho tập đoàn dược AstraZeneca. Chính phủ Anh đã đồng ý chi trả kinh phí để mua khoảng 100 triệu liều vắc-xin này khi nó sẵn sàng dự kiến vào tháng 9.
Và mới đây nhất, một người tham gia vào các thử nghiệm trên đã hé lộ một chút thông tin về những gì phải trải qua, cũng như các chi tiết bên trong về những gì đang xảy ra ở trên tuyến đầu của cuộc đua phát triển phương pháp điều trị có thể cứu sống hàng triệu người. Trong một cuộc phỏng vấn với Slashdot gần đây, tình nguyên viên thử nghiệm vắc-xin Jennifer Riggins đã chia sẻ khá nhiều về những trải nghiệm của cô khi làm một đối tượng thử nghiệm.
Đầu tiên, các thử nghiệm tiên vắc-xin là "thử nghiệm mù", có nghĩa là các tình nguyện viên thực sự không biết liệu họ đã nhận được vắc-xin thử nghiệm hay chỉ là giả dược là vắc-xin viêm màng não. Việc này nhằm khiến cho các tình nguyện viên cảm thấy thoải mái cũng như có thể nhận được nhiều thông tin phản hồi về các phản ứng nhất có thể. Trước khi tiến hành tiêm vắc-xin, những người tình nguyện sẽ được lấy máu và kiểm tra, bao gồm cả các biện pháp huyết thanh học để đảm bảo rằng chưa nhiễm virus. Sau đó là các bài kiểm tra thử máu và thân nhiệt theo từng tuần, rồi dần giãn cách về thời gian.
"Cho đến nay, kết quả của Giai đoạn I đã được phát hành và loại vắc-xin này là sản phẩm tiên phong cho đến hiện tại, ngay cả khi chỉ có 50% cơ hội tôi đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 này", Riggins giải thích. "Tôi sẽ không biết được sự thật cho đến 12 tháng kể từ khi nhận được liều đầu tiên. Nó có thể thay đổi trong quá trình nghiên cứu và mọi thứ về thử nghiệm đang phát triển nhanh hơn, nhưng tôi không thể mong đợi gì trước thời điểm đó."
Tuy nhiên, Riggins phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt kéo dài đến một năm sau khi vắc-xin được tiêm. Cô bị cấm hiến máu và được khuyên nên tránh mang thai bằng mọi giá. Cô cũng không được tham gia bất kỳ bài kiểm tra Covid-19 do các nhà nghiên cứu khác tiến hành.
Cô cũng phải tham gia vào các bài kiểm tra hàng tuần và báo cáo bất kỳ tác dụng phụ nào mình đã trải qua. Những người tham gia thử nghiệm được lưu ý rằng có thể sẽ có một số tác dụng phụ nhỏ sau khi tiêm liều ban đầu, nhưng chúng sẽ giảm dần theo thời gian. Hiện cô đang làm việc tại nhà toàn thời gian cùng chồng và một đứa con ba tuổi.
"Trong tháng tới tôi tin rằng mình sẽ được tiêm nhắc lại - bất kể liều nào tôi đã được tiêm trước đó", Riggins chia sẻ.
Trong suốt quá trình thử nghiệm, tất cả các tình nguyện viên đều có thể từ chối hoặc quyết định dừng lại, bỏ ngang bất cứ khi nào họ muốn. Tuy nhiên Riggins cho biết cô sẽ không làm như vậy. Những người tham gia thử nghiệm mà cô biết cũng có quan điểm tương tự, tỏ ra phấn khích và biết ơn vì được tham gia.
Nữ tình nguyện viên này cũng đưa ra một số lời cảnh báo cho bất cứ ai đang thực hiện một cách chểnh mảng các tiêu chuẩn cách ly xã hội trong thời kỳ này, đồng thời hy vọng rằng một loại vắc-xin sẽ xuất hiện "một cách kỳ diệu" trước cuối năm 2020.
"Tôi lo lắng mọi người - đặc biệt là người Mỹ - đang đánh cược cuộc sống của họ dựa trên lời hứa về một loại vắc-xin sẽ ra mắt vào mùa thu này", cô nói. "Đây là điều nguy hiểm và về cơ bản là không thể. Bây giờ không phải là lúc để trở lại bình thường. Đã đến lúc phải giãn cách và đeo khẩu trang. Thật tệ khi có rất ít người đeo khẩu trang ở trung tâm London ngay cả khi bây giờ các chính sách đã được thi hành. Đừng ích kỷ."