Đang trong giờ làm việc, một người phụ nữ trung niên vội vàng vào khách sạn rồi yêu cầu thuê phòng yên tĩnh trong vòng hai tiếng, cô lễ tân lặng lẽ theo dõi và phát hiện điều chẳng thể ngờ.
Theo Baijiahao, vào chiều ngày 10/4 vừa qua, Ngô Cúc Anh – nhân viên lễ tân của một khách sạn ở Hàng Châu, Trung Quốc đang làm việc thì một người phụ nữ trung niên đi vào khá vội vàng. Người này yêu cầu thuê một phòng yên tĩnh trong vòng hai tiếng đồng hồ, loại phòng không ai quấy rầy. Điều đáng nói, người phụ nữ này vẫn liên tục nói điện thoại khi đang đặt phòng.
Ngô Cúc Anh cầm lấy chứng minh thư của người phụ nữ rồi lặng lẽ nhìn, người này họ La, cô mặc quần áo lao động, tay xách một chiếc túi nhỏ và liên tục nói chuyện điện thoại. Trong lòng Ngô Cúc Anh cảm thấy kỳ lạ nhưng vẫn làm thủ tục cho bà La. Vậy nhưng trong suốt quá trình này, cuộc điện thoại của bà La không hề bị gián đoạn, giọng nói của bà La cũng rất gấp. Mặc dù thời gian 2 tiếng đồng hồ chưa đến nhưng Ngô Cúc Anh luôn cảm thấy lo lắng nên đã lên trên phòng của bà La.
Sau khi đi đi lại lại mấy bước ngoài cửa, Ngô Cúc Anh dựa vào cửa nghe ngóng lần nữa. Bà La vẫn đang nghe điện thoại ở trong phòng, Cúc Anh liền gõ cửa và nhắc nhở một cách hóm hỉnh: “Xin nhắc quý khách một chút, hai tiếng đặt phòng tiêu chuẩn, quý khách đừng nói chuyện điện thoại quá giờ nhé”. Quan trọng hơn, Cúc Anh cũng đã nghe được một vài từ được đề cập đến nhiều lần như “thẻ ngân hàng”, “vụ án”.
Ngô Cúc Anh đột nhiên nhớ tới những tin tức về các >vụ lừa đảo gần đây mà cảnh sát thường nhắc nhở người dân. Cúc Anh nhắc nhở bà La: “Đừng tùy tiện nghe điện thoại, có thể sẽ bị lừa đó”. Không ngờ, đầu dây bên kia nghe được những lời Cúc Anh nói với bà La rằng: “Nhân viên khách sạn này có ý thức chống lừa đảo rất cao…”. Khi nghe điều này, Cúc Anh xác định được rằng, bà La không nói chuyện điện thoại với người thân của mình và nghi ngờ rằng bà La có thể đã gặp phải một vụ lừa đảo nên Cúc Anh liền chạy xuống nhà và >báo cảnh sát.
Hóa ra bà La - 44 tuổi là người Cáp Nhĩ Tân, bà đã làm việc tại một nhà máy ở Hàng Châu được vài năm nay. Chiều ngày 10/4, bà La đột nhiên nhận được một cuộc gọi lạ, đầu dây bên kia nói rằng mình họ Lý và là cảnh sát ở Cáp Nhĩ Tân. Người này nói rằng bà La đang tham gia vào một vụ án lừa đảo và yêu cầu bà quay về Cáp Nhĩ Tân để phối hợp điều tra. Người này cũng báo tên, số hiệu cảnh sát và các thông tin liên quan của mình và yêu cầu bà La ghi lại. Lúc này, bà La vô cùng bối rối, ban đầu còn hơi nghi ngờ, nhưng khi nghe được danh tính của đối phương và các thông tin chính xác của mình thì bà La bắt đầu tin những gì “cảnh sát Lý” nói.
Trong thời gian này, để lấy thêm lòng tin từ bà La, “cảnh sát Lý” tiếp tục chuyển cuộc gọi đến “cảnh sát Vương”. Vì nơi làm việc của bà La tương đối ồn ào nên “cảnh sát Vương” đã yêu cầu: “Vì bà bị nghi ngờ giúp người khác rửa tiền nên tất cả những lời nói của bà cần được ghi âm để thu thập bằng chứng. Những gì bà nói không được sai sự thật và phải trả lời tất các các câu hỏi một cách trung thực…”. Người này yêu cầu bà La tìm một nơi yên tĩnh và không được tiết lộ với ai. Bà La bị những lời nói của “cảnh sát Vương” làm cho hoảng sợ nên đã tìm một phòng yên tĩnh trong khách sạn để nói chuyện.
10 phút sau khi Ngô Cúc Anh gọi điện, cảnh sát đã có mặt tại khách sạn. Ngô Cúc Anh đưa mọi người lên phòng bà La thuê và mở cửa. Bà La ở trong góc phòng, màn hình điện thoại vẫn hiển thị cuộc gọi, thời gian nói chuyện đã 2.5 tiếng đồng hồ. Sau khi nắm được tình hình, cảnh sát thông báo cho bà La đây là một hành vi >giả danh cơ quan công an điển hình để lừa đảo. Lúc này bà La mới tỉnh táo lại, bà không biết tại sao mình lại bị tẩy não như vậy. Rất may, bà La chưa chuyển tiền cho bọn lừa đảo.