Một bài đăng trên Twitter cảnh báo mọi người tránh tục minh hôn đáng sợ thu hút sự quan tâm của dân mạng.
Bao lì xì đỏ trong văn hóa Trung Hoa tượng trưng cho sự may mắn nhưng những người dùng Twitter lại có những suy nghĩ khác về chiếc phong bì đỏ để lại trên mặt đất. Mọi chuyện bắt đầu từ bài đăng của @oogoda1, một giáo viên dạy tiếng Trung sống ở Đài Loan, trên Twitter. Người này đã đưa ra cảnh báo dành cho cư dân mạng cần phải thận trọng hơn với nhưng bao lì xì đỏ vốn được cho là may mắn.
"Cảnh báo về bao lì xì đỏ từ Đài Loan. Hôm qua, tôi nhìn thấy một bao lì xì đỏ trên đường. Tuy nhiên, đừng vội nghĩ đến món tiền từ trên trời rơi xuống và vui mừng quá sớm. Bởi đó có thể là lời cầu hôn đến từ người đã khuất, hay còn gọi là minh hôn, văn hóa khi gia đình của những cô gái đã qua đời cố gắng tìm cho con mình một chú rể.
Để làm điều được đó, họ sẽ đặt bức ảnh của con gái cùng với một vài lọn tóc của cô trong bao lì xì đỏ. Nếu chàng trai nào nhặt được nó, gia đình tin rằng đó chính là người đàn ông định mệnh với con gái đã khuất của họ và bắt ép người này kết hôn với người chết. Đây là lần thứ 3 tôi nhìn thấy bao lì xì thế này" - tài khoản @oogoda1 viết.
Dưới bài đăng của @oogoda1 là hàng loạt những bình luận mọi người thảo luận với nhau về minh hôn (tục kết hôn với người chết). Không ít người (sinh ra ở Đài Loan) từng nhìn thấy phong bao lì xì đỏ tương tự trên đường. Trong khi những người còn lại thì cảm thấy lạ lẫm với thủ tục này.
Một dân mạng Twitter người Nhật Bản cung cấp thêm thông tin rằng minh hôn sẽ không được thực hiện nếu như một người phụ nữ vô tình nhặt được bao lì xì. Trong khi đó, nếu như một người đàn ông nhặt nó, thì gia đình của cô gái đã khuất đang trốn gần đó sẽ lộ diện và yêu cầu chàng trai cưới con gái họ. Người này tin rằng thủ tục này có từ thời nhà Thanh và vẫn tồn tại ở một vài nơi.
Câu hỏi mà hầu hết mọi người đặt ra ở đây, chính là minh hôn là gì và nó đòi hỏi những gì?
Trong văn hóa Trung Hoa, tất cả gia đình đều có bàn thờ tổ tiên để hậu nhân đem trái cây đến cúng, thắp nhang và vái lạy. Người phụ nữ sẽ được thờ ở nhà chồng. Và nếu chưa kết hôn thì người phụ nữ ấy không được đặt lên bàn thờ và sang thế giới bên kia cô độc trong tình trạng đói khát.
Thông qua minh hôn, người chết sẽ tìm được một vị trí an nghỉ trên bàn thờ và được người đời sau nhớ đến mà thờ cúng. Tùy thuộc vào yêu cầu của gia đình nhà gái mà chú rể có phải thực hiện các lễ nghi, tập tục như một đám cưới thực thụ hay không.
Minh hôn không chỉ phổ biến ở >Trung Quốc mà nó còn được tiến hành ở nhiều nơi khác như từ Hàn Quốc cho đến Pháp, đôi khi có cả Nhật Bản. Truyền thống đám cưới ma ở xứ sở Phù Tang chủ yếu được thực hiện ở tỉnh Okinawa và những ngôi làng nằm trên núi ở Yamagata.
Về mặt lịch sử, thủ tục kết hôn với người chết ở Okinawa khá giống với Trung Quốc. Điều này không có gì lạ bởi vì Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, ở Yamagata, thủ tục kết hôn với người chết liên quan đến một tập tục gọi là Mukasari ema, trong đó mukasari bắt nguồn từ thuật ngữ mukaerare có nghĩa là chào đón một cuộc hôn nhân trong khi ema là máy tính vàng mã thường được mua ở một ngôi đền thờ Thần.
Mukasari ema về cơ bản là tổ chức đám cưới cho người đã khuất với một người hư cấu. Khi ai đó qua đời, gia đình họ sẽ tìm đến một ngôi đền địa phương với 2 mục đích chính: yêu cầu ban nghi lễ minh hôn cho con của họ và đảm bảo cho chúng hạnh phúc hay cả ở thế giới bên kia.
Cho dù nhiều người không tin vào kiếp sau hay nhưng thủ tục thế này cốt lõi cũng chỉ để chứng minh tâm tư của bậc bố mẹ, những người rơi vào cảnh kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, luôn muốn con mình được hạnh phúc. Họ sẽ luôn cố gắng làm tất cả vì con của mình, đảm bảo sau khi con qua đời thì chúng vẫn hưởng tấm lòng yêu thương của bố mẹ.