Ngày 2/7, đám đông tụ tập gần thành phố Hathras để nghe một nhà thuyết giáo nổi tiếng thuyết giảng, nhưng một cơn bão bụi dữ dội đã gây ra hoảng loạn khi mọi người đang rời đi. Nhiều người bị giẫm đạp hoặc ngã chồng lên nhau, một số người ngã xuống cống ven đường.
Theo thông tin từ hãng tin Fox News, dẫn thông tin từ giới chức Ấn Độ cho biết, vụ việc xảy ra ngày 2/7 tại một lễ hội tôn giáo ở một ngôi làng thuộc quận Hathras, bang Uttar Pradesh nơi có sự tham gia của ông Bhole Baba - người được coi là bậc thầy >tâm linh theo đạo Hindu tại địa phương.
Ông Prashant Kumar cho biết, Giám đốc Công an bang Uttar Pradesh, những người thiệt mạng trong vụ việc chủ yếu là phụ nữ và trẻ nhỏ. Vụ việc cũng khiến hơn 80 người khác bị thương và phải nhập viện.
Những vụ giẫm đạp nhau khiến nhiều người thiệt mạng thường xuyên xảy ra trong các lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ vì đám đông tập trung quá nhiều tại một khu vực nhỏ có cơ sở hạ tầng sập xệ mà không có các biện pháp đảm bảo an toàn. Báo cáo ban đầu cho biết, ban tổ chức lễ hội cho phép khoảng 5.000 người tham gia sự kiện nhưng trên thực tế con số này tăng lên tới hơn 15.000 người.
Ông Jha cũng cảnh báo "sẽ có thêm nhiều người thiệt mạng" nếu giới chức Ấn Độ không nghiêm túc thực thi các quy định về đảm bảo an toàn.
Trước đó, theo tờ Hindustan Times, vụ việc xảy ra ngày 2/7 tại làng Phulrai ở khu vực Hathras, bang Uttar Pradesh, cách thủ đô New Delhi khoảng 200 km về phía Đông Nam.
Về vụ giẫm đạp gây thương vong nghiêm trọng ở Ấn Độ ngày 2/7, đám đông tụ tập gần thành phố Hathras để nghe một nhà thuyết giáo nổi tiếng thuyết giảng, nhưng một cơn bão bụi dữ dội đã gây ra hoảng loạn khi mọi người đang rời đi. Nhiều người bị giẫm đạp hoặc ngã chồng lên nhau, một số người ngã xuống cống ven đường.
Thông tin ban đầu cho biết vụ giẫm đạp xảy ra ngay sau khi buổi lễ của nhà truyền giáo Bhole Baba kết thúc và mọi người bắt đầu rời khỏi nơi tụ tập.
Tổng thanh tra Aligarh Range Shalabh Mathur cho biết dường như tình trạng ngột ngạt trong điều kiện nắng nóng tại địa điểm diễn ra sự kiện khiến những người tham dự cảm thấy khó chịu. Sau đó, người dân bắt đầu bỏ chạy, gây ra tình trạng giẫm đạp.