Nếu một lần đến Nhật, bạn sẽ rất dễ nghe thấy câu "Arigatou" (cảm ơn) rất nhiều lần từ quán ăn, trường học, trên đường phố. Dưới đây là lời kể của một người Nhật khi anh ấy thử đếm trong vòng một ngày anh sẽ nghe bao nhiêu lời cảm ơn trong quá trình làm việc và sinh hoạt thì kết quả bất ngờ.
Vào một ngày trong tháng Hai, khi tôi thử đếm số lần được nghe câu “Cảm ơn!” thì kết quả là tôi nghe được tổng cộng 63 lần trong 1 ngày. Vào ngày đó, tôi đã có tất cả 10 cuộc gặp gỡ với những đối tác người Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, thậm chí có cả những người từ Tokyo đến Shikoku. Trong mỗi cuộc gặp gỡ, bạn sẽ nghe trên 6 lần câu nói “Cảm ơn”.
Tùy vào mỗi người mà cảm thấy tần suất như vậy là cao hoặc thấp nhưng tôi cảm thấy rằng đây là con số rất lớn trong những ngày mà tôi đã trải qua.
Tôi luôn gắn liền với những câu “Cảm ơn” đại loại như “cảm ơn đã mời tôi tham gia cuộc họp”, “cảm ơn bạn đã đến”, “cảm ơn bạn đã đưa ra ý kiến”, “cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi”, “cảm ơn bạn đã chuẩn bị tài liệu”, cảm ơn bạn đã giải thích”.
Ngay cả những cuộc họp do tôi mở chỉ để trao đổi một vài điều thì đối phương đã mở lời “Cảm ơn anh đã mở cuộc gặp gỡ chia sẽ thông tin ngày hôm nay”, tôi cảm thấy rằng số người nói lời cảm ơn ngày càng tăng do sự ảnh hưởng đó.
Khi tôi nghĩ lại tôi nhận ra rằng điều này mang đến những lợi ích chẳng hạn như tạo ra một nơi làm việc thoải mái, một teamwork làm việc thoải mái.
- Có cảm giác an toàn và thống nhất khi tất cả mọi người đều chia sẻ giá trị quan tương đồng (đơn giản hơn là "bầu không khí").
- Trước khi bạn phát biểu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi những lời nói của bạn được tôn trọng.
- Tạo ra một môi trường thoải mái cho việc trao đổi, giao tiếp
- Khi được người khác tiếp nhận bạn sẽ tự tin khẳng định bản thân
Amy Edmonton - Giáo sư Đại học Harvard định nghĩa an toàn tâm lý là có thể chấp nhận rủi ro trong các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Nói cách khác, khi có điều gì đó không hợp ý với đối phương dù có những ý kiến, quan điểm khác nhau thì có thể không do dự nói ra để cùng thảo luận, trao đổi.
Vốn dĩ, người Nhật không quen với những cuộc tranh luận và thảo luận và họ không giỏi trình bày sự việc trước nhiều người nên họ sẽ nói “Em có thể hỏi riêng sau giờ học”. Vì vậy điều cần thiết là khuyến khích nên phát biểu tích cực hơn dựa trên cơ sở việc phát biểu không có gì đáng sợ cả. Nói cách khác, nếu có thể tạo ra một bầu không khí “phát biểu tích cực” thì các cuộc thảo luận, xây dựng bài sẽ được mở ra nhiều hơn.
Do đó, nói lời “Cảm ơn” có đóng góp rất lớn. Từ đơn giản này lại tạo ra một "bầu không khí phát biểu tích cực". Cuộc thảo luận có chiều sâu hơn không chỉ khi bạn nói lời cảm ơn khi ai đó làm điều gì cho bạn mà hành động nhỏ này còn giúp bạn mở đầu một cuộc trò chuyện với người khác.
Theo Forbes Japan