“Tôi không muốn đến khi 80 tuổi và trong một khoảnh khắc tĩnh lặng suy tư, nghĩ lại cuộc đời mình với những điều hối tiếc lớn”, tỷ phú Bezos chia sẻ.
Jeff Bezos người sáng lập, CEO và chủ tịch của công ty công nghệ đa quốc gia Amazon, được mệnh danh là "người giàu nhất trong lịch sử hiện đại", theo Forbes.
Vói sự thành công như vậy, Jeff Bezos đã trở thành một hình mẫu, một hình tượng để nhiều người muốn hướng đến. Vậy, làm thế nào để có những suy nghĩ vượt thời đại như Jeff Bezos? Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ những cái nhìn sâu sắc của Jeffrey Preston Bezos trong một số vấn đề của cuộc sống. Đây là những kinh nghiệm quý báu mà chúng ta có thể học tập cho cuộc sống của mình.
Cách Bezos nghĩ về những mối quan hệ trong cuộc sống
Trong cuộc sống, những người mà chúng ta tiếp xúc có những ảnh hưởng rất lón, như người Việt thường nói: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Vì vậy, không có gì lạ khi Bill Gates có người bạn thân Warren Buffett, hay Bezos có người bạn thân Barry Diller - Chủ tịch của IAC.
Bởi vì kinh nghiệm thực sự là người thầy quý báu của cuộc sống, sự từng trải sẽ cho phép một người càng lớn tuổi càng trở nên khôn ngoan hơn, bình tĩnh hơn trong kiểm soát mọi thứ. Việc tiếp xúc và học tập những bậc tiền bối, hay những người giỏi hơn, thông minh hơn mình đều có những giá trị vô cùng to lớn. Đó là lý do tại sao những người trẻ tuổi, hãy cố gắng học tập từ kinh nghiệm của những người lớn tuổi hơn, những người đi trước để có cho mình những hành trang quý báu hướng đến thành công.
Bezos đã nỗ lực để có thể thu hút xung quanh mình những trí tuệ hơn người. Chắc chắn rằng, việc giao lưu với những người thông minh hơn mình sẽ dễ chạm đến giới hạn cái tôi, tới lòng kiêu hãnh của bạn. Nnhưng, hãy nhận thức được rằng, việc kết giao với những người thông minh hơn sẽ thúc đẩy trí tuệ của bạn.
Học cách tư duy như tỉ phú Bezos, hãy nhớ: “Hãy làm bạn với những người tài giỏi, có tính thách thức với khả năng của bạn. Và họ sẽ thúc đẩy bạn trở nên tốt hơn”.
Cách Bezos nghĩ về niềm đam mê của mình
Đó là năm 1994, và Jeff Bezos có một công việc béo bở là phó chủ tịch cấp cao của D.E. Shaw & Co - một công ty ngân hàng đầu tư có trụ sở tại Phố Wall. Như một định mệnh đã được an bài, Bezos đã xem được một báo cáo dự báo về một cuộc bùng nổ internet sắp xảy ra.
“Tôi không muốn đến khi 80 tuổi và trong một khoảnh khắc tĩnh lặng suy tư, nghĩ lại cuộc đời mình với những điều hối tiếc lớn”, >tỷ phú Bezos đã nói khi nhớ lại bước ngoặt này.
Và Bezos đã quyết định bỏ việc, thu dọn đồ đạc và thành lập một cửa hàng sách trực tuyến. Khi đó, gia đình và bạn bè của anh ấy đều nghĩ rằng anh ấy có vấn đề về tâm lý khi từ bỏ một công việc an toàn như vậy để khởi nghiệp.
Bezos không chọn niềm đam mê của mình, mà chính niềm đam mê đã chọn tìm đến ông! Chính vì vậy mà Bezos đã quan niệm: Một trong những sai lầm lớn của mọi người là họ cố gắng tạo ra niềm đam mê cho chính mình. Hãy nhớ, bạn không cần chọn niềm đam mê của mình, tự chúng sẽ chọn bạn!
Quá nhiều doanh nhân đặt mục tiêu tái tạo thành công của Big Four thay vì chỉ đơn thuần “theo đuổi đam mê của riêng họ”. Điều quan trọng lúc này là tìm hiểu điều mà doanh nghiệp của bạn làm tốt nhất và sau đó bạn sẽ biết mình phù hợp với hướng đi nào. Tóm lại, nếu bạn đuổi theo tiền, bạn sẽ không bao giờ bắt được nó; nhưng nếu bạn theo đuổi đam mê, tiền bạc sẽ đuổi theo bạn.
Làm thế nào Bezos vẫn cảm thấy thoải mái khi khó khăn nhất
Từ lâu, người ta đã nói rằng ranh giới giữa thiên tài và sự điên rồ thực sự rất mong manh. Chỉ có một điều duy nhất để phân biệt bạn là “thiên tài” hay kẻ điên, đó chính là THÀNH CÔNG.
Như Bezos đã chia sẻ, trong nhiều năm, anh ấy đã phải vật lộn trong khó khăn để khởi động công việc khởi nghiệp còn non trẻ của mình.Bởi hầu hết mọi người đều cho rằng ông thật ngớ ngẩn khi đặt tất cả những gì mình có vào một số hiệu sách trực tuyến.
Cũng như Michael Jordan đã từng gọi những thất bại lặp đi lặp lại của mình là chìa khóa mở ra thành công cuối cùng, thì Bezos đã một lần nữa lặp lại những quan điểm như vậy rằng: Không có ai trở nên vĩ đại một cách tình cờ cả!
Trong nhóm Big Four nổi tiếng: Steve Jobs, Mark Zuckerberg và Larry Page bỏ học đại học, và Jeff Bezos bỏ công việc béo bở của mình, tất cả đều từng bị coi như một người thất bại.
Kierkegaard nói: “Người ta chỉ có thể hiểu được cuộc sống của mình khi nhìn lại quá khứ, nhưng ai cũng phải tiếp tục sống cuộc đời của mình bằng cách nhìn về tương lai”. Thực chất, mỗi “bước lùi” lại là cơ sở cho một bước tiến. Thoạt đầu có vẻ là điều tồi tệ, nhưng cuối cùng lại dẫn đến một điểm đến tốt đẹp hơn.