Rất ít người biết, nhà vệ sinh xa xỉ nhất thời cổ đại Trung Quốc chính là của Từ Hi Thái hậu.
Ở Trung Quốc, nhà vệ sinh có nguồn gốc sớm nhất hơn 5000 năm trước. Vào thời điểm đó, vấn đề vệ sinh rất thuận tiện và đơn giản, chỉ cần trực tiếp đào một cái hố bên đường là có thể giải quyết được mọi chuyện.
Đến thời kỳ Xuân Thu, người dân bắt đầu biết xấu hổ, chính vì vậy nhà vệ sinh đã ra đời. Và lúc này, nhà vệ sinh được gọi là "Hỗn hiên". Thời nhà Tống gọi nhà vệ sinh là "Tuyết ẩn", thời nhà Thanh gọi là "Cung xí" và ở nhiều triều đại khác còn gọi là "Canh y".
Nhà vệ sinh thời đó khá đơn giản, chỉ gồm một cái hố và hai tấm gỗ ghép lại. Vào thời nhà Hán, bồn tiểu đã xuất hiện nhưng chỉ dành cho nam giới, phụ nữ không được phép sử dụng.
Vậy thì phụ nữ ngày xưa giải quyết vấn đề vệ sinh như thế nào? Họ thường mang theo một cái xẻng nhỏ bên mình, sau đó đến một nơi kín đáo để đào một cái hố rồi "giải quyết nỗi buồn".
Mãi đến thời nhà Minh, nhà vệ sinh dành cho phụ nữ mới được phát minh. Nhưng lúc này, họ lại gặp một rắc rối khác, đó chính là có quá nhiều lớp trang phục, họ thường xuyên mặc váy dài. Khi họ ngồi xổm trong nhà vệ sinh, trang phục của họ sẽ nhiễm bẩn. Nếu không cẩn thận, chất thải sẽ dính vào quần áo, điều này khiến bản thân họ và những người xung quanh khó chịu.
Sau đó, người xưa đã nghĩ ra một giải pháp: Cởi bỏ quần áo khi đi vệ sinh. Hành động này có thể giúp phụ nữ tránh bị vấy bẩn, không để lại mùi trên trang phục nhưng quá trình cởi và mặc lại quần áo cũng là một vấn đề lớn.
Đến thời nhà Minh và nhà Thanh, từ Hoàng hậu Phi tần đến các cung nữ đều nghĩ đến việc dùng hương liệu để khử mùi sau khi đi vệ sinh.
Tuy nhiên, nhà vệ sinh xa xỉ nhất thời cổ đại Trung Quốc chính là của Từ Hi Thái hậu. "Cung xí" của bà không chỉ xây dựng từ gỗ đàn hương mà còn được khảm đá quý và khắc những hình vẽ tắc kè cỡ lớn trên tường.