Các nhà khoa học đã tiến hành 38 nghiên cứu từ 13 quốc gia từ năm 2000 đến năm 2020, nhằm xác định nguy cơ lây truyền virus COVID-19 và vi khuẩn của toilet công cộng.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science of Total Environment cho biết, giáo sư Sotiris Vardoulakis, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia, nói rằng họ không tìm được bằng chứng cho thấy việc mầm bệnh như >COVID-19 có thể lây truyền qua đường không khí trong nhà vệ sinh công cộng.
“Nếu bạn giảm thiểu thời gian vào nhà vệ sinh, rửa và lau khô tay đúng cách, không sử dụng điện thoại di động, ăn hay uống trong toilet, thì việc dùng chung nhà vệ sinh không có nguy cơ cao”, Vardoulakis nói.
Có báo cáo cho rằng bệnh nhân Covid-19 sẽ thải virus qua phân, khiến nó trở thành nguồn lây nhiễm mới. Vardoulakis nói: “Mọi người thường không ở lâu trong đó và cũng không tương tác với những người khác. Quan trọng là aerosol mà bạn có thể hít phải khi xả bồn cầu đến từ chất thải của chính bạn”.
Các mẫu từ nhà vệ sinh trong bệnh viện điều trị Covid-19 ở Singapore, Trung Quốc, Anh và Ý cho thấy sự hiện diện của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, Vardoulakis cho biết ô nhiễm khác với lây truyền.
Nghiên cứu đưa ra 25 khuyến nghị để giảm nguy cơ ô nhiễm nhà vệ sinh công cộng, bao gồm việc dùng cửa điện hoặc lối vào “không cửa”, đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước và nút xả nước không cần chạm.