Tiến cung trở thành phi tần của Hoàng đế rồi ở vị trí Thường tại trong 46 năm, có thể nói cả đời Tây Lâm Giác La thị đã phải sống cô độc đến khi qua đời.
Năm Càn Long thứ 3, triều đình nhà Thanh tổ chức Bát kỳ tuyển tú lần đầu tiên từ khi Hoàng đế lên ngôi. Trong lần tuyển tú này, chỉ có một người duy nhất nổi bật đó là Tây Lâm Giác La thị thuộc Mãn Châu Hoàng Lam Kỳ. Hoàng đế Càn Long đã chọn nàng đưa vào hậu cung, sơ phong Ngạc Quý nhân. Nàng là nữ nhân đầu tiên nhập cung khi Hoàng đế lên ngôi.
Phụ thân của Tây Lâm Giác La thị là Tuần phủ Ngạc Nhạc Thuấn và tổ phụ là Ngạc Nhĩ Thái giữ vị trí Đại học sĩ qua 2 triều Ung Chính - Càn Long. Năm Ung Chính thứ 10, Hoàng đế Ung Chính hạ chỉ điều Ngạc Nhĩ Thái về Kinh thành, bổ nhiệm thành Đại học sĩ ở điện Bảo Hòa. Trước khi mất, Hoàng đế Ung Chính chỉ định 2 nguyên lão Ngạc Nhĩ Thái va Trương Đình Ngọc trở thành đại thần phụ chính, cùng nhau hỗ trợ Tân đế.
Sau khi Hoàng đế Càn Long kế vị, ông dựa vào sự giúp đỡ của 2 lão thần Ngạc Nhĩ Thái và Trương Đình Ngọc rất nhiều. Nhưng mâu thuẫn giữa 2 vị lão thần ngày càng nghiêm trọng khiến Hoàng đế Càn Long đứng giữa cũng không biết phải giải quyết như thế nào. Ngay lúc phải ra quyết định, Hoàng đế đã chọn về phía Ngạc Nhĩ Thái vì là người Mãn Châu.
Hoàng đế đưa Tây Lâm Giác La thị vào cung là vì muốn lôi kéo và dựa vào sức mạnh của họ Ngạc.
Lúc vừa vào cung, tâm tư của Tây Lâm Giác La thị rất vô tư, nàng cho rằng vì Hoàng đế yêu thích nên mới lựa chọn mình. Cũng chính vì thế Tây Lâm Giác La thị càng ngưỡng mộ Hoàng đế hơn nữa.
Tuy nhiên, từ khi Ngạc Nhĩ Thái qua đời vào năm Càn Long thứ 10, thái độ của Hoàng đế đối với gia tộc họ Ngạc đã thay đổi. Thực tế đã chứng minh Tây Lâm Giác La thị thật sự quá ngây thơ. Khi Hoàng đế không còn quan tâm đến nàng, nàng cũng chỉ tự trách bản thân đã làm điều gì sai sót. Năm Càn Long thứ 13, Hoàng đế vô cớ giáng phân vị của Tây Lâm Giác La thị từ Quý nhân xuống Thường tại.
Năm Càn Long thứ 14, Hoàng đế hạ lệnh áp giải Ngạc Nhạc Thuấn về Tử Cấm Thành vì một ý định sai trái, khiến ông tự vẫn.
Mặc dù đây là một cuộc đọ sức chính trị nhưng vẫn khiến Tây Lâm Giác La thị ở hậu cung bị tổn thương. Đồng thời, cái chết Ngạc Nhạc Thuấn cũng khiến sự thăng tiến ở hậu cung của nàng rơi vào bóng tối. Mỗi lần Hoàng đế Càn Long nhìn Tây Lâm Giác La thị là lại nghĩ đến ông và cha của nàng, tâm tính trở nên khó chịu hơn. Lâu ngày, Hoàng đế đã không còn muốn gặp mặt Ngạc Thường tại nữa.
Nàng đã bị Hoàng đế lãng quên ở một góc hậu cung, cuộc sống không khác gì đang sống ở Lãnh cung. Mỗi ngày nhìn vào bức tưởng đỏ đỏ xanh xanh ở phía xa xôi, Tây Lâm Giác La thị không còn thấy hy vọng nào nữa. Nàng cũng đã tận mắt chứng kiến hậu cung của Hoàng đế Càn Long người đến người đi tấp nập.
Nhưng, Tây Lâm Giác La thị là một nữ nhân sống lý trí, nàng đã điều chỉnh tâm trạng của mình rồi sống cẩn thận từng ly từng tý trong hậu cung cho đến năm Càn Long thứ 59. Trong năm đó, Hoàng đế Càn Long thoái vị, ông quyết định thực hiện một đợt đại tấn phong hậu cung và nâng cao đãi ngộ cho những nữ nhân đã ở bên cạnh mình trong quãng thời gian dài.
Lúc đấy, Ngạc Thường tại Tây Lâm Giác La thị được tấn phong Ngạc Quý nhân sau 46 năm ở trong hậu cung. Nhưng với nàng, điều này không còn quan trọng nữa.
Sau này, Hoàng đế Gia Khánh kế thừa ngôi vị, tôn phong Tây Lâm Giác La thị thành Ngạc Thái Quý nhân. Từ đấy, Tây Lâm Giác La thị sống thêm 13 năm nữa. Ngày 25 tháng 4 năm Gia Khánh thứ 13, Tây Lâm Giác La thị qua đời.
Ngoại trừ Uyển Quý phi Trần thị, nàng là >phi tần sống lâu thứ hai trong hậu cung của Hoàng đế Càn Long. Cả đời Tây Lâm Giác La thị luôn sống trong tự do tự tại.
Tháng 3 năm Gia Khánh thứ 14, Ngạc Quý nhân Tây Lâm Giác La thị và Thọ Quý nhân Bách thị cùng được an táng trong Dụ lăng Phi viên tẩm.