Tuy có lượng đột biến "áp đảo" so với những biến thể khác nhưng B.1.640.2 lại phát tán tương đối chậm và chỉ gây ra số ca bệnh nhỏ.
Chính phủ Pháp từng đặc biệt quan tâm tới một biến thể mới của virus >SARS-CoV-2 gây ra 12 ca bệnh đó chính là B.1.640.2. Được biết, những người bệnh này có yếu tố dịch tễ liên quan đến châu Phi. Tuy nhiên, sau khi tiến hành sâu vào nghiên cứu, nỗi lo về tác động tiềm tàng của biến thể này đã được giảm bớt.
Biến thể này được phát hiện lần đầu vào ngày 10/12/2021 và là dòng phụ của B.1.640 với ca bệnh đầu tiên được phát hiện là từ quốc gia Trung Phi Cameroon. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, B.1.640.2 và Omicron có nhiều điểm tương đồng với nhau.
Trong 46 loại đột biến của B.1.640.2, đột biến mang tên E484K có khả năng đặc biệt là "né" được sự miễn dịch mà vaccine gây ra. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng B.1.640.2 sẽ không có khả năng tạo ra sự tác động khủng khiếp như Omicron.
Theo dữ liệu chi tiết, >biến thể B.1.640.2 còn xuất hiện trước cả Omicron nhưng lại thất bại trong công cuộc lây nhiễm. Chỉ hơn hai tuần sau từ khi dấu vết của biến thể này được cập nhật lên cơ sở dữ liệu khoa học toàn cầu GISAID, tức là ngày 22/11/2021, bằng chứng đầu tiên về >biến thể Omicron đã được đăng tải.
Hiện nay, Omicron đang là biến thể virus thống trị ở nhiều quốc gia, vượt qua cả Delta. Chỉ tính riêng ở Pháp đã có tới 60% số ca nhiễm Covid-19 là do biến thể Omicron gây ra, trong khi B.1.640.2 lại không có mấy. Tuy việc các cụm ca nhiễm B.1.640.2 xuất hiện trong tương lai là một việc không thể tránh khỏi nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy sự phát triển của biến thể này.