Các nhân viên cũ của Nusret Gökçe đã cáo buộc ông thường xuyên phân biệt đối xử, ăn chặn tiền boa và lừa dối khách hàng.
Sự sang trọng bắt đầu ngay khi bạn bước vào bên trong nhà hàng Nusr-Et.
Bên trong phòng ăn có ánh sáng dịu nhẹ và >âm nhạc sôi động khiến thực khách có cảm giác như đang ở trong một hộp đêm. Và nó chỉ có một điểm thu hút ngôi sao: Nusret Gökçe, được biết đến trên toàn thế giới với cái tên Salt Bae.
Trong suốt những năm qua, sự giàu có, nhân cách và sự phổ biến của ông đã biến Gökçe thành một nhân vật biểu tượng, hiện thân sống động của một meme cũ.
Nhưng những vụ kiện và các cuộc phỏng vấn với nhân viên cũ từ nhà hàng đã khắc họa một khía cạnh khác của Gökçe: một ông chủ nhỏ nhen với nỗi ám ảnh về sự giàu có và dư thừa chỉ dành cho chính mình.
Theo các vụ kiện và các cuộc phỏng vấn, hình ảnh của anh ta ngụy trang cho một bộ mặt đen tối hơn đó là ăn chặn tiền típ, phân biệt đối xử và vi phạm lao động.
Trả lời danh sách chi tiết các câu hỏi, Christy Reuter, luật sư đại diện cho Gökçe và các doanh nghiệp của ông, cho biết trong một tuyên bố: “Những cáo buộc thực sự không gì khác hơn là lật lại các vụ kiện cũ mà các khiếu nại đã bị tranh chấp và đã được giải quyết từ lâu”.
Trong đoạn clip dài 36 giây trên Instagram, anh đeo một cặp kính râm tròn, nhỏ và mặc áo phông trắng khoét cổ sâu. Mái tóc đen bóng mượt của anh được buộc ra sau, chòm râu và lông mày được tỉa tót một cách hoàn hảo.
Anh cúi xuống, cầm con dao trong tay, trước khi cắt miếng bít tết thành những lát mỏng. Khi ăn xong, anh giơ tay lên, uốn cong cổ tay và rắc muối lên miếng bít tết.
Ngôi sao nhạc pop Bruno Mars đã chia sẻ một ảnh chụp màn hình về kỹ thuật rắc muối của Gökçe trên Twitter, kèm theo chú thích “Và tôi đã xong”. Meme Salt Bae đã ra đời.
Khi không làm việc, Gökçe đến các nhà hàng để kiểm tra tiến độ công việc và tương tác với khách hàng, các nhân viên cũ nói với Insider.
Ở đó, công việc chính của anh ấy là trở thành meme, đến cả bộ trang phục đặc trưng cũng giống nhau.
Đối với một số nhân viên, sự hiện diện của anh ấy tạo ra bầu không khí sợ hãi, nơi mà bất kỳ sơ suất nào cũng có thể khiến họ gặp rắc rối với người quản lý của mình hoặc tệ hơn là với chính Gökçe.
Bị phân biệt đối xử
Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2020, “đế chế” nhà hàng bít tết khoe khoang về việc tổ chức “40.766 phụ nữ miễn phí” tại tất cả các nhà hàng Nusr-Et trên khắp thế giới.
Nhưng ba nữ nhân viên cũ nói với Insider rằng họ không thoải mái khi làm việc tại các nhà hàng của Gökçe gắn liền với văn hóa cường điệu.
“Bạn cảm thấy như mình bị đối xử ít hơn rất nhiều, không thực sự được tôn trọng”, một cựu nhân viên đặt phòng tại Nusr-Et Miami nói với Insider.
Trong khi nhân viên khác nói rằng một số đồng nghiệp nữ được yêu cầu mặc những chiếc váy trông giống như họ đang “đến câu lạc bộ”.
Một vụ kiện vào tháng 11 năm 2021 mô tả một môi trường tương tự. Trong đơn khiếu nại, Elizabeth Cruz, cựu nhân viên pha chế tại Nusr-Et New York, cáo buộc rằng cô đã được một tổng giám đốc yêu cầu thay “váy ngắn, giày cao gót và áo hở hang” vào ngày đầu tiên đi làm.
Khi nhận ra mình là người Dominica, người quản lý đã nói với cô ấy rằng: “Vợ tôi là người Dominica. Tôi biết phụ nữ các bạn như thế nào”, tức người quản lý coi cô là một người lăng nhăng.
Dù cảm thấy bị sỉ nhục nhưng Cruz vẫn làm theo yêu cầu của người quản lý. Chưa dừng lại ở đó, các đồng nghiệp nam của cô bắt đầu quấy rối.
Hai tuần sau khi làm việc, Cruz yêu cầu được mặc đồng phục tiêu chuẩn gồm quần tây và áo sơ mi cài khuy, nhưng người quản lý từ chối yêu cầu của cô. Vài ngày sau, cô bị sa thải.
Trong một vụ kiện khác được đệ trình vào tháng 1 năm 2020, Melissa Compere, một cựu nhân viên tại Nusr-Et Miami, cho biết cô được thuê làm người phục vụ món ăn và sau đó được chuyển sang làm nữ phục vụ đồ uống.
Khiếu nại cho rằng cô không được thăng chức lên làm phục vụ, mặc dù đã có gần 10 năm kinh nghiệm, bởi vì giới tính của mình.
Khiếu nại của Compere cho biết cô “có trình độ cao hơn nhiều so với nhiều phục vụ nam, đặc biệt là một người đàn ông được thuê làm phục vụ nhưng chưa bao giờ làm việc như một phục vụ ở bất kỳ nhà hàng nào”.
Tuy nhiên Nusret Gökçe vẫn không quyết định cho cô thăng chức. Sau đó anh ấy đã thay đổi quyết định nhưng mà mỗi lần Gökçe đến thành phố thì cô bị ép buộc phải từ bỏ ca của mình hoặc quay lại làm nữ phục vụ đồ uống để anh không phải “nhìn” thấy Compere.
Vào tháng 11 năm 2018, Compere đã bị sa thải khi một khách hàng phàn nàn về việc tìm thấy một mảnh kính trên bàn ăn của họ, theo đơn kiện. Mặc dù ít nhất bảy nhân viên liên quan đến vụ việc nhưng chỉ có hai phụ nữ bị sa thải.
Ngoài ra, Compere cũng là nguyên đơn hàng đầu trong một vụ kiện về việc chia sẻ tiền boa bất hợp pháp của nhà hàng.
Những cáo buộc về phân biệt đối xử xuất hiện trong nhiều vụ kiện đối với Gökçe và nhà hàng của anh; các câu chuyện tương tự cũng thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn của Insider.
Trong đơn kiện của Cruz, cô nó rằng các nhân viên nữ khác trong số đó là người Thổ Nhĩ Kỳ như Gökçe sẽ không phải mặc những bộ đồng phục giống như mình.
Không có khác biệt giữa các miếng thị bò
Trong một cuộc phỏng vấn với The Wall Street Journal vào năm 2017, ông nói rằng các nhà hàng thịt bò ở Mỹ thiếu yếu tố biểu diễn, mà ông cho rằng là rất quan trọng để tạo nên một bữa ăn đáng nhớ. “Bạn sẽ nhận được cùng một đĩa nóng, cùng một loại bơ, cùng một dịch vụ”, ông nói.
Trong chuyến thăm gần đây tới Nusr-Et London, những yếu tố tạo nên sự kịch tính, ấn tượng trong ẩm thực mà Gökçe đưa ra đều được áp dụng đầy đủ và rõ ràng. Thực khách tại một bàn đã gọi món "Nusret Special Sushi" - bao gồm thịt thăn sống thái lát mỏng và xem người phục vụ chế biến toàn bộ món ăn từ đầu.
Để kết thúc, người phục vụ mang một ngọn đuốc propan từ bên dưới bàn ra, giơ ngọn lửa lên cho mọi người xem. Sau đó, anh ấy dừng lại một chút, chờ đợi những vị khách hào hứng rút iPhone của họ ra và xem qua màn hình khi anh ấy đang nướng thịt.
Các vị khách đã trả 25 bảng Anh, tương đương khoảng 31 đô la, cho ba miếng “sushi”.
Nhưng những nhân viên cũ cho biết sự xa xỉ đó chỉ là một màn đánh lừa. Hai nhân viên từng làm trong nhà hàng của Gökçe cho biết họ cảm thấy không thoải mái vì phải nói dối về những gì họ đang phục vụ để bán được hàng.
Một người phục vụ ở Dubai nói với Insider rằng cô ấy được yêu cầu nói với khách hàng rằng một miếng bít tết đắt hơn hàng trăm đô la so với một miếng bít tết khác, có chất lượng tốt hơn mặc dù nó được làm từ cùng một miếng thịt.
Chặn tiếp boa của nhân viên
Nhiều nhân viên cũ đã mô tả văn hóa bán hàng năng nổ của các nhà hàng, một nền văn hóa sẽ khiến nhiều khách quen phải trả hóa đơn bốn và năm con số.
“Đó chỉ là việc cố gắng lấy được gần như nhiều tiền từ những người đến qua cửa”, người quản lý rượu vang cũ tại chi nhánh London cho biết.
Người phục vụ rượu cũ và người phục vụ ở Dubai đã nói với Insider rằng sự thúc đẩy này là cực kỳ mạnh mẽ, ngay cả so với những nhà hàng do các ngôi sao nổi tiếng khác điều hành mà họ đã làm việc trước đó.
Tuy nhiên, theo các vụ kiện và tài liệu khác được xem xét bởi Insider, doanh thu đó hiếm khi được chia cho các nhân viên của Gökçe.
Vào tháng 10 năm 2019, Gökçe đã giải quyết với bốn cựu nhân viên tại một trong những nhà hàng của ông ở New York với số tiền 230.000 đô la. Họ tố cáo trong một khiếu nại với Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia rằng nhà hàng đã lừa đảo họ về tiền boa và sa thải khi họ phàn nàn.
Trả lời các câu hỏi về các khiếu nại với Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia, luật sư Reuter nói: "Như các vụ kiện khác trong câu hỏi ban đầu của bạn, những vụ kiện này cũng đã được giải quyết vài năm trước."
Trong một vụ kiện khác từ năm 2019, một phục vụ New York cũ khác, Mustafa Fteja, tố cáo rằng Gökçe đã lấy 3% tiền boa của khách trước khi phân phối cho nhân viên.
Vụ kiện cho tất cả các nhân viên nhà hàng nói rằng quản lý “từng sa thải mỗi phục vụ việc phàn nàn không được trả boa”, bao gồm cả Fteja.
Sau đó người phục vụ cũ đã giải quyết với Gökçe vào tháng 7 năm 2020 với số tiền 300.000 đô la.
Trong sáu năm qua, Gökçe đã nỗ lực hết sức để giữ cho ngọn lửa nổi tiếng của mình tồn tại.
Gần đây nhất, anh ta đã lao vào sân sau chiến thắng lịch sử của Argentina trước Pháp tại World Cup, chụp ảnh tự sướng với các cầu thủ và thậm chí giành lấy chiếc cúp vàng từ họ khiến FIFA phải điều tra.
Sau đó, anh ấy đã bị chỉ trích vì hành động của mình.
Một người dùng Twitter đã đùa rằng Gökçe là ví dụ cho “những gì sẽ xảy ra nếu bạn không phát triển kế hoạch kiểm soát hình ảnh mạng thống nhất”.