Các nhà khoa học đã chụp được ảnh của loài cá ốc (snailfish) sống ở độ sâu 8.336 mét dưới mực nước biển ở Nhật Bản. Đây là độ sâu sâu nhất từng được ghi nhận trên thế giớ. Trước đó, các nhà khoa học cũng phát hiện loài cá này ở độ sâu 8.178 mét ở rãnh Mariana.
Các nhà khoa học đã thả một chiếc camera "mồi nhử biển sâu" tự động xuống rãnh Izu-Ogasawara, Nhật Bản và đã bắt được hình ảnh của loài cá ốc mà họ cho là chúng sống rất gần độ sâu tối đa mà bất kỳ loài cá nào có thể sống sót.
Cá ốc thiếu những bó cơ và xương dày, đặc điểm có thể giúp chúng tăng khả năng nổi và tiết kiệm năng lượng. Chúng cũng thiếu những túi khí bên trong cơ thể. Các túi khí giúp những loài cá khác nổi trong nước nhưng có thể bị bẹp nát dưới áp suất cao.Theo thông tin được biết, con cá ốc này thuộc loài Pseudoliparis, tuy nhiên, các nhà khoa học không thu được mẫu vật để xác định chính xác nguồn gốc của nó.
Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã bắt một số con cá khác ở độ sâu 8.022 mét, và xác định chúng thuộc loài Pseudoliparis belyaevi. Loài cá được ghi nhận sâu nhất trước đây ở rãnh Mariana được xác định là loài cá ốc Mariana, được các nhà khoa học phát hiện từ năm 2014. Theo Hiệp hội Khí quyển và Đại dương Quốc gia cho biết loài cá ốc thường sống ở nơi sâu nhất của đại dương, được gọi là vùng hadal zone, có độ sâu từ 6.000 đến 11.000 mét.
Giáo sư Jamieson, nhà sinh vật học ở Đại học Tây Úc đoán rằng loài cá này có thể sống sót ở độ sâu sâu hơn nhiều so với những con được tìm thấy ở rãnh Mariana do vùng nước ấm ở Izu-Ogasawara ấm hơn.
Theo SCMP