Các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu vaccine Jenner và Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig của Đại hoc Oxford đã tiến hành một vài thay đổi trong quá trình cấy ghép kháng thể ngừa COVID-19 để tạo ra công cụ điều trị ung thư mới.
Theo đó, các chuyên gia đã sử dụng vector từ >vacicne AstraZeneca để vận chuyển mã di truyền thúc đẩy cơ thể nhắm mục tiêu vào hai loại protein hiện diện trên bề mặt của các tế bào ung thư.
Sau đó, vaccine sẽ giúp cơ thể tạo ra các phản ứng mạnh mẽ bằng tế bào T, một loại bạch cầu thuộc dòng tế bào lympho đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đáp ứng của cơ thể.
Các tế bào T này có thể tìm thấy các tế bào ung thư và sau đó được kích thích để tiêu diệt chúng, trợ giúp hệ miễn dịch của cơ thể trong cuộc chiến chống lại ung thư.
Cho đến nay, những thay đổi này đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong các cuộc thử nghiệm trên động vật, sử dụng phương pháp điều trị ung thư mới gồm hai liều vaccine AstraZeneca.
Các nhà nghiên cứu Anh tiết lộ thêm rằng loại vaccine được chỉnh sửa này đã sẵn sàng để thử nghiệm trên người trong năm nay, sau khi các nghiên cứu trên chuột cho thấy nó có khả năng làm giảm kích thước khối u và cải thiện tỉ lệ sống sót.
Theo Reuters, giai đoạn đầu của cuộc thử nghiệm sẽ tập trung vào 80 người mắc bệnh ung thư phổi tế bào không nhỏ.
“Loại vaccine mới này có tiềm năng cách mạng hóa trong việc điều trị ung thư” - Giám đốc Viện Jenner Adrian Hill nhận định.
“Trong khi các chuyên gia y tế thế giới gấp rút phát triển vaccine ngừa COVID-19, chúng tôi đã chứng kiến sự phát triển của các kỹ thuật hiệu quả để điều trị và đối phó những loại bệnh khác, bao gồm ung thư” - ông Hill nói.
Giám đốc Viện Jenner cho biết những phát hiện mới của họ bao gồm việc sử dụng hệ thống miễn dịch do vaccine tạo nên để chống lại khối u, một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn cho nhiều bệnh ung thư sau này.