Điều này nghe có vẻ khó tin, nhưng Hàn Quốc là quốc gia phát triển duy nhất trên thế giới coi xăm là thủ thuật chỉ chuyên gia y tế mới đủ năng lực thực hiện hợp pháp.
Năm 2007, trong bộ phim 'The Bucket List', điều thứ bảy trong danh sách những việc mà Jack Nicholson và Morgan Freeman, những người đã sống chung với căn bệnh ung thư trong sáu tháng, muốn thực hiện trước khi chết là 'xăm hình trên cơ thể'.
Người nổi tiếng Lee Sang Min đã có một thời gian khó khăn khi ngồi trên đống nợ và cuộc hôn nhân cũng đổ vỡ. Anh ấy đã khắc dòng chữ '飄風不終朝 驟雨不終日' dọc theo sống lưng. Nó có nghĩa là 'Vì gió lốc không suốt sáng, mưa rào không suốt ngày'. Câu này xuất hiện trong Đạo Đức Kinh Lão Tử.
Những người lính cứu hỏa sống sót sau vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ khắc tên của những đồng nghiệp đã ngã xuống trên cơ thể họ. Đây là một sự tôn vinh vĩnh viễn đối với đồng nghiệp và là lời hứa sẽ phục vụ hết mình cho công việc cao cả này.
Xăm hình vốn dĩ là chuyện rất đỗi bình thường trên thế giới và trong 10 năm qua, hình xăm ngày càng phổ biến trong giới trẻ Hàn Quốc. Dù hình xăm thường bị xóa mờ trên tivi, nhiều người nổi tiếng lại không giấu giếm việc khoe chúng trên mạng xã hội. Đồng thời, những hình xăm của Hàn Quốc (K-tattoo) - với nét vẽ và màu sắc khác biệt - nổi tiếng ở cả trong và ngoài nước.
Theo Hiệp hội Xăm mình Hàn Quốc, ít nhất một triệu người ở nước này có hình xăm. Ngành công nghiệp xăm mình thu về khoảng 200 tỷ won (164 triệu USD) mỗi năm.
Những người nổi tiếng như Jungkook của nhóm nhạc BTS, diễn viên nổi tiếng So Ji Sub, Ji Chang Wook hay ca sĩ K-pop Lee Hyori đều được biết đến là người có hình xăm. Họ được coi là những người tạo ra xu hướng. Tuy vậy, nhiều người nổi tiếng vẫn bị yêu cầu che hình xăm khi xuất hiện trên truyền hình.
Ở Hàn Quốc, xăm mình không vi phạm pháp luật, nhưng nó được coi là một thủ thuật y tế và phải do các bác sĩ được cấp phép thực hiện. Tuy nhiên, lại chẳng có vị bác sĩ ngồi xăm hình cả. Họ không có đam mê trong việc xăm trổ, họ cũng không đủ hoa tay để xăm những chiếc hình thật ý nghĩa cho người có nhu cầu.
Thái độ của xã hội đang dần thay đổi, nhưng luật pháp Hàn Quốc vẫn khiến các nghệ sĩ xăm mình phải hoạt động ngầm.
"Ở Hàn Quốc, bạn không thể treo bảng hiệu, bởi tất cả các tiệm xăm ở Hàn Quốc đều phải hoạt động bí mật" - một >thợ xăm ở Hàn Quốc thổ lộ.
Mặc dù cảnh sát không truy lùng các thợ xăm mình, nhưng các nhà chức trách sẽ có hành động nếu bất kỳ ai trong số họ bị báo cáo. Sol và Hongdam đều biết rằng họ có thể tránh được rắc rối cho đến nay nhưng những người khác trong ngành thì không may mắn như vậy.
Theo hãng tin Yonhap, năm 2019, một thợ xăm đã bị quản chế 3 năm và phạt 3 triệu won (55,6 triệu đồng) vì xăm hình mà không có giấy phép. Hai tháng trước, một thợ xăm khác đã bị quản chế 3 năm và bị phạt 6 triệu won vì lý do tương tự, theo tạp chí kinh tế Money S của Hàn Quốc. Hình phạt đó đã lấy sạch số tiền 5 triệu won mà người nghệ sĩ kiếm được trong hơn một năm rưỡi.
Sự khắc khe trong đạo lý Nho giáo về việc giữ gìn cơ thể từ lâu đã bị lãng quên. Cơ thể của tôi thuộc về tôi, không phải của cha mẹ tôi. Cơ thể là >thời trang, vải và giấy in của tâm trí. Hành động khắc hoa văn trên cơ thể là một nghệ thuật sáng tạo và mang bản sắc riêng của cá nhân mình. Nó là một câu thần chú tự khắc vào bản thân và là một lá bùa hộ mệnh của tâm hồn. Đó là hành động thay thế ký ức, dấu vết, vết thương, niềm tin, lời thề và sự tồn tại bằng vết thương vĩnh viễn do mũi kim khắc lên.
Hình khắc không thể xóa nhòa và không bị phai mòn theo thời gian. Tôi làm điều này vì hình xăm không thể xóa được. Đó là một hành động còng chặt trái tim luôn thay đổi của con người trong thế giới vô thường này. Luật Hàn Quốc liệu có thể ngăn chặn việc bất hợp pháp hình xăm trong bao lâu?
Theo Hankook Ilbo, Yonhap