Hàng trăm nhà nghiên cứu trên toàn cầu đã chạy đua để tìm hiểu về biến thể mới Omicron. Đây là chủng khác biệt nhất trong số 5 biến thể đáng lo ngại được WHO nhận diện kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Một bài viết trên Bloomberg đưa tin, ông Hiroshi Nishiura - giáo sư về y tế và khoa học môi trường tại Đại học Kyoto, chuyên về mô hình toán học các bệnh truyền nhiễm và là cố vấn của Bộ Y tế Nhật, đã phân tích dữ liệu về bộ gien của các ca mắc Covid-19 tại tỉnh Gauteng, Nam Phi từ tháng 9 tới 26/11.
Trình bày tại cuộc họp của ban cố vấn Bộ Y tế Nhật hôm 8/12, ông Nishiura cho biết: "Biến thể >Omicron truyền nhiễm cao hơn, tránh được miễn dịch được xây dựng tự nhiên và thông qua vắc xin nhiều hơn".
Nghiên cứu của ông Nishiura chưa được bình duyệt và xuất bản trên tạp chí khoa học. Tuy nhiên, phân tích mới được thực hiện bằng phương pháp tương tự mà ông đã sử dụng trong cuộc nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Eurosurveillance.
Hàng trăm nhà nghiên cứu trên toàn cầu đã chạy đua để tìm hiểu về biến thể mới. Đây là chủng khác biệt nhất trong số 5 biến thể đáng lo ngại được WHO nhận diện kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Các ca mắc Covid-19 ở Nam Phi đã tăng mạnh, tới mức gần 20.000 ca một ngày kể từ khi nước này thông báo phát hiện ra biến thể Omicron cách đây hai tuần. Dù số ca mắc ở Nam Phi tăng nhanh song các bệnh viện tại đây vẫn chưa bị quá tải, dẫn tới một số nhận định lạc quan rằng biến thể Omicron chỉ gây ra bệnh nhẹ.
Trước đó, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, về nguồn gốc, Omicron được phát hiện lần đầu tiên ở Botswana hôm 11/11. Trong khi đó, >biến thể Delta lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ vào tháng 12/2020. Trang Yale Medicine thống kê, biến thể Delta hiện chiếm hơn 99% các trường hợp mắc Covid-19.
Trình tự gen của biến thể Omicron cho thấy nó có nhiều đột biến hơn so với Delta. Cụ thể, có 43 đột biến trong các protein của Omicron, trong khi Delta có 18.