Châu Á, châu Phi chuẩn bị choáng ngợp trước nhật thực vòng lửa
Những người yêu thích thiên văn dọc theo dải đất từ Tây Phi đến bán đảo Ả Rập, Ấn Độ và miền nam Trung Quốc vào Chủ nhật (ngày 21 tháng 6) sẽ được chứng kiến >nhật thực "vòng lửa" hiếm hoi và ấn tượng.
Nhật thực vòng lửa xảy ra khi Mặt Trăng - đi qua giữa Trái đất và Mặt Trời – nhưng không đủ gần để che khuất hoàn toàn ánh sáng mặt trời đi vào hành tinh của chúng ta và để lại một vòng ánh sáng Mặt Trời mỏng hình khuyên hay còn gọi là vòng lửa.
Chúng xảy ra từ một đến hai năm/ lần, và chỉ có thể được nhìn thấy từ một dải đất hẹp trên khắp hành tinh.
Đáng chú ý, nhật thực vòng lửa lần này diễn ra vào Chủ nhật - ngày dài nhất của bán cầu bắc trong năm - ngày hạ chí - khi cực bắc của Trái đất nghiêng trực tiếp nhất về phía Mặt Trời.
"Vòng lửa" sẽ được nhìn thấy trước nhất ở phía đông bắc Cộng hòa Congo vào lúc 5h56' sáng giờ địa phương (4h56' GMT), chỉ vài phút sau khi mặt trời mọc. Thời gian kéo dài 1 phút và 22 giây.
Đi qua phía đông trên khắp châu Á và châu Phi, nó sẽ dần đạt đến "cực đại" khi quầng sáng mặt trời hoàn hảo đi qua Uttarakhand, Ấn Độ, gần biên giới Trung - Ấn vào lúc 12h10' tối giờ địa phương (6h40' GMT).
"Nhật thực hình khuyên có thể nhìn thấy từ khoảng 2% khu vực bề mặt Trái đất", nhà thiên văn học Florent Delefie nói với AFP.
"Nó hơi giống như chuyển từ bóng đèn 500 watt sang bóng đèn 30 watt", ông nói thêm.
Động vật có thể bị hoảng sợ - đôi khi chim sẽ ngủ lại và bò sẽ quay trở lại chuồng.
"Thời tiết tốt là chìa khóa để xem nhật thực thành công", nhà vật lý thiên văn Fred Espenak, một chuyên gia về dự đoán nhật thực, nhận xét trên trang web Eclipse của >NASA.
Nhật thực luôn xảy ra khoảng hai tuần trước hoặc sau >nguyệt thực, khi Mặt Trăng di chuyển vào phần bóng của Trái đất. Nhật thực có thể nhìn thấy từ khoảng một nửa bề mặt Trái đất.
Sẽ có nhật thực lần thứ hai vào năm 2020 vào ngày 14 tháng 12 tại Nam Mỹ. Khi Mặt Trăng ở gần Trái đất hơn một chút, nó sẽ chặn hoàn toàn ánh sáng của Mặt Trời.
Ngay cả khi ngày đã tối, nhìn vào nhật thực bằng mắt thường vẫn nguy hiểm.
Kính râm - không lọc được tia UV - không có một chút tác dụng bảo vệ nào, Delefie cảnh báo. "Mặt trời sáng đến nỗi ngay cả khi chỉ nhìn thấy một phần nhỏ, nó vẫn nguy hiểm cho mắt", ông nói.