Một phụ nữ Canada bị tai nạn do hiến máu cách đây 4 năm khiến cánh tay của cô bị đau dữ dội và bầm tím. Sau nhiều lần phẫu thuật không thành, cuối cùng cô được chẩn đoán mắc chứng rối loạn đau mãn tính.

Thanh Hà 12:49 24/11/2020

Mới đây, tờ Canadian Television News Network (CTV News) đã phỏng vấn Gabriella Ekman, một phụ nữ đến từ Ontario (Canada) để muốn cô kể về việc tham gia hoạt động hiến máu của Dịch vụ Máu Canada (Canadian Blood Services) cách đây 4 năm khi cô mới 17 tuổi. Đó là lần đầu tiên cô hiến máu và cũng là lần cuối cùng.

Máu thường được lấy từ tĩnh mạch thay vì động mạch vì nó sẽ dễ dàng hơn, ít đau hơn và không có nhiều áp lực trong tĩnh mạch, có nghĩa là có ít khả năng máu tràn ra qua lỗ đâm nhỏ từ kim trước đó vì vết thương đã lành.

Khi đó, nhân viên lấy máu đã cắm kim vào cánh tay của cô khiến cô lập tức kêu đau. Sau đó, Gabriella nói chuyện với một nhân viên lấy máu khác và người này nghi ngờ nhân viên lấy máu cho cô đã cắm kim vào nhầm vị trí, mẫu máu không phải tĩnh mạch mà là máu động mạch.

Cánh tay của Gabriella sau khi bị cắm kim vào động mạch.

Khoảng 10 đến 15 phút sau, chị bắt đầu thấy khó chịu và được gia đình đưa đến bệnh viện khám nhưng bác sĩ không phát hiện bất thường nên cho về nhà. Trong vài tuần sau đó, cánh tay của cô bị co cứng, không thể duỗi thẳng và xuất hiện những vết bầm tím ở cổ tay và vai, cô lại được đưa vào bệnh viện và được đánh giá là bị đe dọa tính mạng và cần cấp cứu gấp.

Bác sĩ sau đó xác nhận rằng động mạch của cô bị chảy máu, và ngay lập tức tiến hành phẫu thuật cho cô để cầm máu, loại bỏ huyết khối và sửa chữa lỗ hổng động mạch bị tổn thương. Dù đã được cứu sống nhưng cô vẫn cảm thấy đau đớn khôn tả, đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật và tập vật lý trị liệu mà vẫn không thể phục hồi khả năng vận động của cánh tay.

Hội chứng đau vùng phức tạp (CRPS) là một dạng không thường gặp của đau mạn tính, thường ảnh hưởng đến một bên cánh tay hoặc một bên chân.

 

Cuối cùng, Gabriella được chẩn đoán mắc chứng đau mãn tính hiếm gặp được gọi là Hội chứng đau vùng phức hợp (CRPS), với biểu hiện bỏng rát, sưng tấy, chuột rút và dị ứng liên tục ở cánh tay. Cánh tay của cô ấy luôn bị co lại, và khiến cô luôn phải mặc đồ bảo hộ để hỗ trợ nâng cánh tay của mình.

Gabriella luôn phải mặc đồ bảo hộ để hỗ trợ nâng cánh tay của mình.

Từ khi bị bệnh, cô không thể tự chăm sóc được bản thân, phải chọn trường đại học gần nơi ở, nhờ mẹ lái xe đưa đón, cơm nước 3 bữa, kết quả học tập của cô cũng không được như trước và sau đó Gabriella bị trầm cảm khiến cô cảm thấy khó chịu, cảm thấy cuộc sống bị hủy hoại.

Gabriella chia sẻ: "Tôi cảm thấy việc hiến máu đó đã hủy hoại cuộc đời và lấy đi tương lai của mình ... Mỗi khi soi gương, tôi lại nhớ đến mình đã phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ, chỉ để giúp người khác tiếp tục cuộc sống, nhưng tương lai của tôi đã bị phá vỡ".

Delphine Denis, Giám đốc Truyền thông của Dịch vụ Máu Canada cho biết nguy cơ bị thương khi hiến máu là "rất thấp", hàng trăm nghìn người Canada hiến máu an toàn mỗi năm. "Một số ít người hiến tặng có thể bị các phản ứng bất lợi như bầm tím tại chỗ đâm kim, ngất xỉu, tổn thương dây thần kinh, đau hoặc tê cánh tay. Tuy nhiên, tỷ lệ phản ứng có hại nghiêm trọng là cực kỳ thấp (dưới 1 trên 10.000 lượt quyên góp)".

Trong 4 năm qua, Gabriella đã đòi tiền bồi thường từ các tổ chức liên quan nhưng cô nhấn mạnh, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân không phải để khuyến khích người khác "quay lưng" với việc hiến máu mà mong mọi người nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn và kêu gọi các cơ quan liên quan quan tâm đến an toàn trong quy trình lấy máu của người hiến.

Theo Mario/Tổ Quốc