Một vòm nhiệt nóng ở Tây Bắc Thái Bình Dương đã khiến nhiệt độ tăng vọt lên 121 độ F từ tháng 7 đã gây mất điện, ngao và hàu… trên bãi biển của Bang Washington như bị nấu chin chết hang loạt.

Nguyễn Hưng (dịch) 05:33 06/08/2021

 

Cá mặt trăng chết vì nước nóng

Công ty gia đình Hama Hama Oyster, một trang trại nuôi động vật có vỏ, đã chia sẻ lên mạng xã hội những hình ảnh về các ruộng ngao, sò, hàu của họ ở kênh Hood chết trơ vỏ do sức nóng. Lissa Monberg, Giám đốc Tiếp thị của Hama Hama, nói với DailyMail.com: 'Đợt >nắng nóng kinh hoàng chưa từng thấy và sau đó có một đợt thủy triều thấp kéo dài xảy ra vào giữa... ngày gây hậu quả trầm trọng. 'Chúng như vừa được nấu chín trong xoong." Tình hình ngày càng bi đát. Hình ảnh về các  “ngôi mộ” ngao, sò… gây ngao ngán và sốc cho cộng đồng mạng.

Ngao, sò chết hang loạt như bị nấu chín

Đợt nắng nóng lịch sử đang bao trùm khắp các vùng của Canada, Oregon và Washington - nơi nhiệt độ vượt qua mức kỷ lục 121 độ F – các vùng Northern Great Basin, Bắc Idaho và các vùng phía tây bắc Nevada và bắc California cũng không khá hơn. Các quan chức thời tiết cho biết mái vòm nhiệt này được tạo ra bởi một luồng  áp suất cao. Sức nóng đã giết hàng trăm người, nhưng cũng đang tàn sát các sinh vật biển. Nghĩa địa ngao thường được nhìn thấy trên các bãi biển phía nam của Hama Hama. Năm 2008, 2009 sự việc tương tự xảy ra vì nước quá chua.

Sức nóng cùng thủy triều thấp tạo ra các ngôi mộ nhuyễn thể khổng lồ

Những con cá mặt trăng nặng gần 50 kg, dài 3,5 m trôi dạt vào bãi biển ở Seaside, Oregon (Mỹ) có thể chết khi đang trên đường đi di cư, tránh nóng. Các nhà khoa học đã lên tiếng trong đợt nắng nóng lịch sử này và đổ lỗi cho biến đổi khí hậu. Larry O'Neill, một phó giáo sư tại Đại học Bang Oregon, cho rằng, nắng quá nóng đang tới Tây Bắc Thái Bình Dương, sớm hơn dự đoán. Nicholas Bond, một nhà khoa học tại Đại học Washington và là nhà khí hậu học bang Washington, cũng nói với NBC rằng nhiệt độ  tăng không chỉ một độ - một số nơi có thể lên tới 5 độ. Một nghiên cứu hồi tháng 4 cho thấy các đại dương ấm lên buộc hàng chục nghìn loài sinh vật biển phải rời bỏ những ngôi nhà nhiệt đới của chúng dọc theo đường xích đạo và chuyển đến các vùng nước mát hơn.

Nắng quá nóng đang tới  Tây Bắc Thái Bình Dương, sớm hơn dự đoán.

Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi Đại học Auckland phát hiện cuộc di cư hàng loạt của gần 50.000 loài bao gồm cá, động vật thân mềm, chim và san hô. Chúng di chuyển về phía các cực kể từ năm 1955.  Các nhà khoa học cho biết, những loài có thể đang di chuyển để thoát khỏi nhiệt độ bề mặt đang ấm dần lên.

Nguyễn Hưng (dịch) | Theo Phụ nữ sức khỏe