Tôi và người phụ nữ kia có chung một đoạn trải nghiệm sống mà có lẽ trên đời này sẽ chẳng có hai người nào khác như vậy, đó là chúng tôi đều bị một người cha ruồng bỏ.

09:20 31/07/2020

Lá thư từ người cô ruột

Vào ngày 11 tháng 5 năm 2016, tôi nhận được mail từ người cô ruột của tôi.

Cô vẫn giống như thường ngày, trước tiên hỏi thăm >sức khỏe của con trai tôi, sau đó cô nói với tôi rằng có một người phụ nữ ở Scotland liên lạc với cô và người đó có thể là em gái cùng cha khác mẹ của tôi.

Phải nhấn mạnh rằng, tôi đã phải đọc đi đọc lại bức thư đó mấy lần mới có thể tiêu hóa hết được tin tức này.

Trong thư cô tôi viết rằng người phụ nữ kia nói mẹ của cô ấy từng kết hôn với bố của tôi và từng sống tại một nơi ở phía nam thành phố Indianapolis.

Người phụ nữ ấy còn nói, cô ấy nhớ khi cô ấy vẫn còn là em bé, bà nội đã may bộ âu phục cho cô ấy.

Cô ruột tôi nói, người phụ nữ ấy muốn liên lạc với tôi. Cô nghĩ chuyện gì cũng nên có sự đồng ý của tôi trước nên vẫn chưa đưa thông tin liên lạc của tôi cho người phụ nữ ấy.

Thế nên, cô đã gửi thông tin liên lạc của người phụ nữ đó cho tôi, còn nói rằng cô cảm thấy người phụ nữ kia "muốn tìm người nhà thất lạc".

Tôi tạm gác chuyện này qua một bên và suy nghĩ suốt mấy tiếng đồng hồ vì không biết nên trả lời thế nào.

Tối hôm ấy, tôi viết thư cho người phụ nữ đó.

Tôi nói, năm 1992 tôi cũng từng liên lạc với cô tôi nên sau đó có gặp được bố. Tôi giải thích rằng, ban đầu tôi và ông ấy cũng coi như giống hai cha con. Nhưng từ năm 2003, tôi chưa từng nói chuyện lại với ông ấy.

Điều khiến tôi kinh ngạc là bức thư này, chứ không phải tình huống này. Dù sao bản thân tôi cũng từng trải qua tình huống giống như vậy.

Dưới đây là nội dung thư phản hồi của tôi: 

Chạng vạng tối nay, tôi có nhận được mail của cô ruột tôi. Phải nói là điều làm tôi ngạc nhiên là bức thư này, chứ không phải tình huống này.

Năm 1992, tôi cũng liên lạc với cô ruột tôi để tìm bố tôi. Khi tôi 1 tuổi, ông ấy đã dọn ra ở riêng. Cho đến khi tôi 27 tuổi mới chính thức gặp mặt ông ấy lần đầu.

Tôi đã rất hy vọng câu chuyện này sẽ có một cái kết có hậu. Ban đầu ông ấy quả thực có thử hòa hợp với chúng tôi nhưng qua một thời gian, ông ấy bỗng không muốn tiếp tục mối quan hệ với tôi và cháu nội ông ấy nữa. Nên từ năm 2003 đến nay, tôi đã không còn liên lạc với ông ấy nữa.

Ông ấy còn có một người con khác nữa. Nhưng chúng tôi trước nay không có cảm tình với nhau.

Vào tháng 2 là tôi 51 tuổi rồi, bên dưới là ảnh hộ chiếu của tôi.

Nếu cô muốn, tôi rất vui có thể trò chuyện cùng cô.

Chung một cảnh ngộ nhưng hai người lựa chọn hai cách ứng xử khác nhau

Khi ấy tôi sợ bức thư tôi viết không đủ chi tiết, nhưng lại không muốn phác họa hình tượng hạnh phúc cho người ta xem, vì thực tế quả thật không phải vậy.

Ngày 14 tháng 5 năm 2016, người phụ nữ kia hồi âm cho tôi. Cô ấy giải thích rằng, mẹ cô ấy chưa từng kết hôn với bố tôi. Hồi bé cô ấy hay bị giễu cợt là đồ con hoang. Cô ấy thẳng thắn nói ra chuyện này khiến tôi đọc xong mà cảm thấy tim như vỡ từng mảnh.

Chí ít tôi còn là một thành viên trong dòng họ, điểm này trước nay chưa hề bị nghi ngờ.

Tôi là người thứ 4 trong dòng họ Richard, tên đệm của tôi lấy từ tên ông bác, vốn là bác sĩ phụ sản, từng đỡ đẻ cho tôi tại trung tâm y học của trường đại học tại Indian. Tôi là con trưởng, cũng là đứa con độc nhất. Mẹ của tôi là người vợ đầu của bố tôi.

Vừa nghĩ đến có người bị gọi là đồ con hoang, tôi liền không kìm được nước mắt, việc này cũng một lần nữa dấy lên cảm giác phẫn nộ luôn đeo bám tôi suốt nửa đời người.

Tôi nghĩ đến người cha không chỉ vứt bỏ một đứa trẻ, mà những hai đứa! Lần đầu có thể cho là sơ xuất, vì tôi cũng là một người cha còn non trẻ lại không có nhiều kinh nghiệm, có thể đoán được ông ấy có lẽ cảm thấy gò bó nên mới muốn rời đi. Nhưng rời đi đến lần thứ hai thì sao? Một lần thì có thể tha thứ được nhưng đến những hai lần thì sao? Tôi không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết tình cảnh này.

Sau khi cô ấy nói ra tuổi của mình, tôi bắt đầu suy đoán được. Cô ấy nói rằng vào tháng 7 năm nay cô ấy sẽ 49 tuổi. Nghĩa là, cô ấy sinh năm 1967, lớn hơn vợ tôi 1 tháng.

Sau đó, tôi tính toán thời gian mang thai sẽ rơi vào khoảng tháng 10 năm 1966. Sinh nhật 1 tuổi của tôi trải qua ở thành phố Indianapolis vào tháng 2 năm 1966. Những sự việc sau đó tôi không còn nhớ rõ.

Chỉ nhớ khi tôi được hơn 1 tuổi, mẹ đưa tôi về đảo Rhode. Khoảng 8 tháng sau sinh nhật tôi 1 tuổi thì mẹ của người phụ nữ kia mang thai.

Cô ấy còn nói, khi cô ấy 2 tuổi (tức là vào năm 1969), cô ấy sống cùng mẹ cô ấy và bố tôi ở Liverpool, Anh.

Nói như vậy nghĩa là trước khi cô ấy sinh ra, hai người kia đã qua lại với nhau rồi, và sau khi sinh cô ấy, họ vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ này. 

Phân tích như vậy cũng khá hợp lý. Từ những mốc thời gian này có thể thấy, chính vì mối quan hệ của bố tôi và mẹ cô ấy mới khiến cho mẹ tôi quyết định rời khỏi ông ấy, đưa tôi về đảo Rhode.

Ảnh minh họa.

Tiếc là diễn biến sự việc năm ấy tôi không thể hỏi mẹ tôi được, vì bà đã rời khỏi thế gian vào năm 2001.

Cô tôi nói, bố tôi "không muốn nói nhiều" về sự việc năm đó. Thực ra cũng chẳng bất ngờ gì, ông ấy vì bảo vệ bản thân nên đã lựa chọn không muốn nhớ đến một số chuyện.

Cũng từ ấy, trong mắt ông, những chuyện đó dường như chưa hề xảy ra. Bỏ được cái cảm giác trách nhiệm, cuộc sống chắc chắn sẽ trôi qua nhẹ nhõm hơn.

Ông ấy cứ thế cho phép bản thân vĩnh viễn không cần giải quyết bất kì hậu quả nào, có thể thấy, lúc đó ông ấy hẳn là cảm thấy không cần quan tâm bất cứ hành vi nào.

Không để cuộc đời của chính mình và người thân bị trừng phạt bởi sự phẫn nộ

Trong bức thư cô ấy viết, tôi thấy được, trong họ hàng tôi chưa có ai từng đi tìm cô ấy, cô ấy hẳn là cũng không dám tin.

Tôi hiểu cảm giác của cô ấy, vì cũng chẳng có ai đi tìm tôi. Cô ấy nói, cô ấy giờ cũng đã có tuổi rồi, đã học được cách xử lý mấy chuyện kiểu này. Chỉ là hồi còn trẻ không thể đối mặt với "hiện thực tàn khốc" này.

Tôi biết bản thân mình năm đó cũng không thể đối mặt, cho dù là hiện tại, tôi cũng phải miễn cưỡng lắm mới giải quyết được.

Cô ấy đã cư xử khác tôi. Cô ấy không trừng phạt bản thân và người xung quanh suốt nửa cuộc đời bằng sự căm phẫn người đã làm mình tổn thương, sự phẫn nộ của cô ấy chính là bình tĩnh.

Ở trong quân đội, tôi học được những bài tập rèn luyện gian khổ có thể giúp mọi người cả đời đoàn kết một lòng.

Những trải nghiệm cuộc sống trong quân đội có thể tạo nên sự gắn bó thân thiết cả đời. Đây là mối quan hệ trước nay chưa từng tồn tại, có thể sau này cũng chẳng có cơ hội gặp được mối quan hệ nào giống như vậy nữa. 

Tôi và người phụ nữ kia có chung một đoạn trải nghiệm sống mà có lẽ trên đời này sẽ chẳng có hai người nào khác như vậy, đó là chúng tôi đều bị một người cha ruồng bỏ.

Sau lần đầu liên lạc, cô ấy liên tục nhiều tuần sau đều đặn viết vô số mail cho vợ tôi, hai bên còn tặng nhau vài món quà nhỏ. Quà của chúng tôi mua ở học viện Los Angeles mở rộng, cũng chính là ngôi trường con trai tôi hiện đang theo học. 

Còn quà của cô ấy được mua từ Inverness, Scotland. Những tình tiết chúng tôi bắt đầu chắp vá từ hơn 50 năm trước, những chi tiết ấy của chúng tôi cuối cùng trở thành bước ngoặt viết nên cuốn sách này.

Câu chuyện được trích trong cuốn sách Quiet the Rage: How Learning to Manage Conflict Will Change Your Life (and the World) của tác giả R.W. Burke.

Theo Khánh An/Tổ Quốc