Essie Dunbar bị bác sĩ chẩn đoán nhầm là đã chết và có màn "đội mồ sống dậy" đầy ghê rợn giữa đám tang khiến mọi người hoảng loạn, câu chuyện này thực hư là thế nào?
Những câu chuyện bí ẩn và nhuốm màu >tâm linh luôn là đề tài thu hút sự tò mò của nhiều người. Một trong số đó phải kể đến những mẩu chuyện "người chết đội mồ sống dậy" rùng rợn đến khó tin. Dù không phải tất cả đều được xác thực nhưng chúng vẫn trở nên vô cùng nổi tiếng, được mọi người truyền tai nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một trong số đó là câu chuyện của người phụ nữ có tên là Essie Dunbar.
Trong cuốn sách Buried Alive: The Terrifying History of Our Most Primal Fear của tác giả Jan Bondeson, xuất bản vào năm 2001, có đề cập đến câu chuyện của Essie Dunbar. Đó là mùa hè năm 1915, tiến sĩ D. K. Briggs đến từ Blackville, Nam Carolina, Mỹ, đến thăm khám cho người phụ nữ 30 tuổi Essie Dunbar sau khi bệnh nhân trải qua cơn động kinh. Tại đây, ông xác nhận Essie đã qua đời.
Thi thể của Essie được đặt trong một chiếc quan tài gỗ và tang lễ được tiến hành vào lúc 11h sáng ngày hôm sau để em gái của Essie, sống ở thị trấn bên cạnh có thể tham dự. Thế nhưng, em gái của Essie vẫn đến trễ, mãi đến khi quan tài được chôn dưới lòng đất sâu gần 2m thì cô mới có mặt.
Dù vậy, người cử hành tang lễ vẫn chấp nhận cho phép đào quan tài lên để em Essie nhìn mặt chị gái lần cuối. Và rồi khi nắp quan tài được mở ra, người ta nhìn thấy Essie ngồi dậy và mỉm cười nhìn em gái.
Cảnh tượng này khiến tất cả mọi người có mặt tại đó sốc dữ dộ. Ai cũng cho rằng trước mặt họ là một "hồn ma" rồi bỏ chạy tán loạn. Trong khi đó, Essie thì vội leo lên mặt đất và đuổi theo mọi người vào trong làng. Nhiều thông tin cho rằng người phụ nữ này sau đó sống được thêm vài chục năm nữa mới thật sự qua đời. Suốt khoảng thời gian ấy, ai cũng nghi ngờ, cho rằng Essie là xác ướp, trở về từ cõi chết.
Theo điều tra của tờ Snopes, một trang web chuyên đi xác minh tính xác thực của các câu chuện viral trên mạng xã hội, thì câu chuyện của Essie Dunbar dường như không mấy phổ biến trên truyền thông, ngoài bài báo trên tờ Augusta Chronicle vào ngày 25/8/1955, cũng là tờ báo mà tác giả Jan Bondeson tham khảo để viết nên cuốn sách của mình. Bài báo viết dựa trên câu chuyện kể của một bác sĩ địa phương, từng điều trị cho một bệnh nhân tham dự đám tang của Essie Dunbar và chứng kiến sự kiện người chết "đội mồ sống dậy" kì bí.
Điều này cho thấy đây chỉ là câu chuyện truyền miệng và không ai có thể biết được chính xác thực hư của nó là như thế nào. Khi được kể lại cho truyền thông thì chuyện cũng đã xảy ra được 40 năm nên việc xác minh tính xác thực của nó không khác gì vấn đề nan giải.