Nhiệt độ toàn cầu trong tháng 6/2023 đang ở mức cao kỷ lục, dấy lên lo ngại năm nay có thể là năm nóng nhất trong lịch sử, tờ The Guardian đưa tin ngày 15/6 (giờ địa phương).
Theo hãng tin Yonhap dẫn tin từ tờ The Guardian, Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S), một tổ chức giám sát biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU), cho biết sự nóng lên toàn cầu đã trở nên đáng lo ngại trong tháng 6 này và nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới cao hơn khoảng 1°C so với >nhiệt độ cao nhất được ghi nhận vào tháng 6/1979.
Đặc biệt, trong những ngày đầu tháng 6, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và có lẽ đây là lần đầu tiên kể từ thời kỳ công nghiệp hóa, nhiệt độ cao như vậy.
1,5 độ C là ngưỡng quan trọng mà Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 đề cập, được các quốc gia cam kết nỗ lực kiềm chế sự nóng lên toàn cầu.
Các nhà khí tượng học cho biết nhiệt độ trung bình trong tháng 6 có thể thấp hơn mức cao kỷ lục trước đó do tháng 6 mới đi được nửa chặng đường, nhưng do hiện tượng >El Nino, năm nay có thể nóng hơn năm 2016 (năm nóng nhất được ghi nhận).
Trước đó, Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ (CPC) thuộc Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) ngày 8/6 đã đưa ra khuyến cáo về El Nino, cho biết hiện tượng El Nino đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 5.
CPC dự đoán rằng các điều kiện El Nino hiện đang tồn tại và sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong suốt mùa đông năm 2023-2024. NOAA cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 5 là mức cao thứ ba được ghi nhận kể từ khi bắt đầu đợt nắng nóng và nhiệt độ trung bình ở Bắc và Nam Mỹ được ghi nhận là cao nhất từ trước đến nay.
Nhà khí tượng học tại Đại học Pennsylvania, cũng phân tích rằng năm nay rất có thể được ghi nhận là năm nóng nhất từ trước đến nay, đồng thời cho rằng nhiệt độ mặt đất trên khắp thế giới đang ở mức cao kỷ lục hoặc gần mức cao kỷ lục.