Vài ngày trước, một bé gái 9 tuổi bị một con vật nào đó cắn vào mu bàn chân trong lúc đang ngủ. Quá đau đớn, bé gái tỉnh dậy và van xin bà ngoại cứu mình.
Theo VTC News dẫn nguồn từ Sina, một bé gái 9 tuổi ở Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc bị một con vật nào đó cắn vào mu bàn chân trong lúc đang ngủ. Quá đau đớn, bé gái tỉnh dậy và van xin bà ngoại cứu mình. Bà ngoại nhìn vào vết thương, thấy không phải là hai lỗ nên suy đoán rằng cháu bị rết cắn.
Sau khi rửa sạch vết thương bằng nước, bà ngoại học theo cách lấy độc trị độc trong phim, quyết định dùng nhện độc để "đánh bại" rết độc. Bà bắt một con nhện đặt lên vết thương của cháu gái, khiến cô bé bị nhện độc cắn.
Người bà tin rằng sau một đêm, cháu mình sẽ đỡ hơn; nào ngờ ngày hôm sau tình trạng thương tổn của cô bé không cải thiện, thậm chí còn chảy máu nghiêm trọng.
Lúc này, gia đình hoảng sợ biết rằng cách "lấy độc trị độc" đã thất bại, bé gái đã phải nhận thêm độc tố vào người. Họ liền đưa bé đến bệnh viện.
"Lúc đó, con gái đã sốt rồi, chân sưng rất to, bác sĩ kê đơn thuốc kháng viêm, sau đó chúng tôi về nhà", bố mẹ bệnh nhi kể lại. Tuy nhiên, bé gái không hồi phục mà bệnh tình còn căng thẳng hơn. Đến khi cô bé kể là đã đạp vào thứ gì đó mềm mại trước khi bị cắn, gia đình mới xác định bé bị >rắn cắn và đưa trở lại bệnh viện để điều trị.
Lúc này, chân bé gái đã sưng rất to, có máu bầm dưới da, nướu răng chảy máu. Sau khi kiểm tra, bác sỹ phát hiện rằng vết thương của bệnh nhi không chỉ chứa chất độc của rắn mà còn có chất độc của nhện. Ngay lập tức, họ vệ sinh vết thương, chỉ định thuốc đặc trị, kiểm tra chức năng gan và chỉ số máu. May mắn là các cơ quan nội tạng của cô bé chưa bị tổn thương.
Hiện tại sau khi được điều trị đúng, tình hình của bé đã ổn định.
Mục tiêu của sơ cứu
Như trên đã nói, mục đích của sơ cứu người bị rắn cắn là làm chậm và hạn chế nọc độc xâm nhập vào cơ thể nạn nhân. Qua đó, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm và nguy cơ gây hại cho tính mạng có thể xảy ra. Vì thế, các bước sơ cứu khi bị rắn cắn cần thực hiện chính xác, cẩn thận để đạt được mục đích này.
Thống kê cho thấy trong nọc rắn có chứa hơn 20 thành phần khác nhau, chủ yếu là các men và độc tố polypeptides. Bao gồm:
Men tiền đông: Kích hoạt các bước khác nhau của quá trình đông – cầm máu, hình thành sợi tơ huyết, khiến hệ tiêu huyết cơ thể bẻ gãy, máu không đông.
Thành phần Zinc metalloproteinase (chất gây chảy máu): Tổn thương nội mô thành mao mạch, gây chảy máu toàn thân tự phát.
Proteolytic enzymes Phospholipase A2 (độc tố tế bào, hoại tử): Tăng tính thấm, gây phù nề cục bộ; hủy hoại màng tế bào và mô.
Phospholipase A (độc tố tiền synapse thần kinh): Tổn thương tận cùng thần kinh, nơi dẫn truyền acetylcholine vừa được giải phóng, can thiệp vào quá trình giải phóng acetylchilone.
Polypeptides (độc tố hậu synapse thần kinh): Tranh chấp thụ thể thần kinh tại tấm động thần kinh – cơ, gây liệt cơ.
Các bước sơ cứu rắn cắn
Nếu bị rắn độc cắn, nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp tại cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ sự trợ giúp y tế, người thực hiện sơ cứu nên tuân theo các bước sau:
Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn.
Trấn an người bị rắn cắn, giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động, bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc.
Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương.
Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, ngay cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện (có thể cầm theo xác con rắn hay chụp lại hình ảnh rắn cắn, mô tả loại rắn cắn).
Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.