Tuẫn táng theo người đã chết là một hình thức mai táng tàn nhẫn nhất trong lịch sử Trung Hoa, vậy nhưng vẫn có người may mắn thoát chết.

Kỳ Dương 19:00 05/07/2021

Chế độ tuẫn táng là một hình thức vô cùng tàn nhẫn trong >lịch sử phong kiến Trung Hoa, người ta tin rằng, sau khi chết sẽ họ sẽ sống ở một thế giới khác. Vì vậy, nhiều người có địa vị trong xã hội sẽ lựa chọn hình thức mai táng vô cùng thảm khốc đó là tuẫn táng. Không chỉ là vàng bạc châu báu được chôn theo người đã khuất, những người thê thiếp hoặc những người hầu cũng sẽ bị chôn vào mộ của người đã chết.

 Tuẫn táng theo người chết là một hình thức mai táng vô cùng tàn khốc

Theo thời gian, từ thời nhà Hán đến nhà Tùy và nhà Đường, hệ thống mai táng này dần dần bị loại bỏ nhưng vào thời nhà Minh, hình thức tuẫn táng lại được sử dụng lại. >Chu Nguyên Chương chính là người đã khởi động lại >hệ thống tuẫn táng tàn khốc này.

Lý do khiến Chu Nguyên Chương sử dụng lại hệ thống mai táng này là vì con trai Chu Tiêu của ông. Chu Tiêu là một người rất tài năng và cũng được chọn là người kế vị của Chu Nguyên Chương. Vậy nhưng vào năm Hồng Vũ thứ 25, trên đường từ Thiểm Tây trở về, Chu Tiêu đã bị ốm nặng và đã qua đời. Chu Nguyên Chương vô cùng đau khổ trước cái chết của người con trai mà ông nhất mực yêu quý. Để xoa dịu nỗi đau, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh tuẫn táng hai thê thiếp mà lúc còn sống Chu Tiêu yêu quý nhất đồng thời khởi động lại chế độ tuẫn táng theo người chết.

 Vậy nhưng trong lịch sử Trung Hoa cổ đại có một cô gái vô cùng may mắn khi thoát khỏi cái chết trong gang tấc

Đến khi Chu Nguyên Chương qua đời, ông cũng ra lệnh tuẫn táng 46 phi tần của mình. Vào ngày tổ chức tang lễ, binh lính đã đưa tất cả 46 người thiếp của Chu Nguyên Chương tới mộ để tuẫn táng. Vậy nhưng trong số 46 người phi tần ấy, có một người vô cùng can đảm, cô không muốn chôn chung với người đã chết. Đợi đến khi người gác mộ đi nơi khác, người phi tần này đã bí mật trốn khỏi lăng mộ nhưng đã bị bắt lại. Khi đó, cô gái này liên tục cầu xin người gác mộ xin được tha chết. Có lẽ vì dung nhan của vị phi tần này quá xinh đẹp nên đã khiến người gác mộ động lòng và đã đưa cô đi trốn.

Để báo đáp người gác mộ, vị phi tần này đã kết hôn cùng với anh ta và còn hạ sinh một cậu con trai. Phải 20 năm sau sự việc này mới bị phát hiện nhưng khi đó Chu Đệ đã không truy cứu đồng thời bố trí họ và con cháu của họ phải canh mộ cho Chu Nguyên Chương đời này qua đời khác.

Kỳ Dương | Theo Phụ nữ sức khỏe