Người trầm cảm nghĩ gì? Họ cảm thấy như thế nào?

16:15 05/12/2022

Khi >trầm cảm xảy ra, căn bản không phải kiểu mà mọi người nghĩ, không phải sẽ điên cuồng đập phá đồ đạc, giật đứt tóc, run rẩy cười cợt, cũng sẽ không điên điên khùng khùng la hét bảo rằng 'tôi muốn chết'.

Nhiều người nhảy lầu, nhiều người trầm mình xuống dòng nước, lúc ấy thậm chí còn nở một nụ cười. Không phải nói trầm cảm sẽ không tan vỡ, nhưng chỉ đơn thuần là có khuynh hướng trầm cảm mà thôi.

 

Bệnh nhân trầm cảm, không phải ai cũng giống như Đại Ngọc, lúc nào cũng cố nén nước mắt chực khóc, họ sẽ không khóc cả ngày và than thở rằng cuộc sống khó khăn như thế nào, càng không phải lúc nào cũng tươi cười lộ vẻ kiên cường, muốn cười mà không cười, hoặc là ngoài cười mà trong không cười.

Hầu hết thời gian, họ trông còn bình thường hơn cả những người bình thường, thỉnh thoảng cười nói, giao tiếp với người khác một cách hòa nhã và lịch sự, hoàn toàn không thấy rằng họ là bệnh nhân.

Bạn có biết điều ngược lại của trầm cảm là gì không?

Không phải vui vẻ, không phải phấn khởi, cũng không phải là hạnh phúc.

Mà là sức sống.

Biểu hiện rõ nhất của >bệnh trầm cảm là mất sức sống, trông rất lười biếng, lười giao tiếp, lười sinh hoạt, lười ăn ngủ....cho đến lười cả việc sống sót.

Khi trầm cảm xảy ra, là lặng lẽ không một tiếng nói.

Như những giọt nước mắt lặng lẽ, cơ thể tê dại, đại não lạnh băng....Chỉ cảm giác giống như đang chìm dần trong một vũng nước đọng lạnh lẽo, tứ chi ngày càng nặng, nước tràn vào mũi, cảm thấy khó thở, đầu như muốn nổ tung,... Nhưng không có sức kháng cự.

Cứ thế, chìm xuống từ từ.

Họ đang kìm nén cảm xúc của chính mình, cố gắng hết sức để mỉm cười với người thân và bạn bè, cố gắng hết sức thể hiện trạng thái “Tôi vẫn ổn” với những người thân yêu và những người yêu thương họ. Đem mọi nỗi đau và mệt mỏi dồn hết lên cơ thể của chính mình, những nỗi đau ấy từ từ chất cao như núi.

Họ không ổn, một chút cũng không ổn, họ mệt đến mức muốn chết, muốn từ bỏ mạng sống của chính mình, nhưng vì nhiều bệnh nhân không thể buông bỏ, không buông bỏ được người mình yêu thương nên họ sống, vì người mình yêu mà sống một cuộc sống khốn khổ.

Nỗi sợ hãi lớn nhất của bệnh nhân trầm cảm là gây phiền hà cho người khác, họ lúc nào cũng có cảm giác tội lỗi.

 

Nhưng biểu hiện ra bên ngoài của sự kìm nén, là một loại phản ứng tích cực.

Họ càng áp lực thì càng đau khổ, càng đau khổ thì càng sợ mang lại phiền phức cho người khác.

Họ sợ bởi vì tình trạng của mình sẽ khiến người khác lo lắng, nên càng ngày càng kìm nén cảm xúc của mình.

Loại mệt mỏi này không thể tự mình kiểm soát được, bởi vì trầm cảm là một căn bệnh, loại áp lực này chính là do chứng trầm cảm mang đến.

Loại trầm cảm này là bệnh lý và không thể kiểm soát được bằng ý thức chủ quan của người bệnh, không thể thuyên giảm hay kiểm soát bằng một câu đơn giản 'Cậu nghĩ thoáng một chút đi’.