Một tuần mới về nhà chồng một lần nhưng nàng dâu choáng váng khi chứng kiến những hành động của bố chồng lại ám ảnh.

Lam Lam (t/h) 20:52 24/03/2023

Chồng Hảo là con trai một trong gia đình có 3 chị em. Nhà chồng Hảo ở quê nên nghèo lắm. Bố chồng cô lại rất lôi thôi, ở thỉu khiến Hảo lần nào về quê cũng là nỗi ám ảnh và phải lên dây cót tinh thần tới vài ngày trước đó. Dù biết không nên như vậy nhưng mỗi lần về nhà chồng, người vợ trẻ chẳng khác gì cực hình.

Quê nhà chồng Hảo rất rộng rãi nên bố chồng nuôi rất nhiều gà, chó, mèo. Tuy nhiên, ông lại chẳng quây chúng trong vườn nhà hay dọn dẹp sạch sẽ mà để mặc chúng hoành hành ăn, ị khắp nơi. Sáng nào, sân nhà dù được lát đá hoa vẫn đầy rẫy những bãi phân gà, vịt. Hảo có chạy ra cật lực dọn dẹp sân, vườn cả buổi rồi quây lưới rồi nhốt chúng lại trong góc vườn thì bố chồng lại thả ra. Ông cứ bảo gà vịt phải thả ra cho chúng ăn để chúng đẻ nhiều trứng.

Lần nào về nhà, Hảo cũng cầm cây chổi để quét mạng nhện nữa. Nếu lâu không quét là mạng nhện giăng kín. Ngay cả chỗ linh thiêng nhất trong nhà là bàn thờ tổ tiên mà bố chồng cũng chẳng chú ý lau dọn sạch sẽ thường xuyên và để mạng nhện giăng. Nhìn cảnh ấy, Hảo ngao ngán.

Ảnh minh họa: Internet

Các em chồng cũng đã lấy chồng và đi học xa nhà. Hiện tại chỉ có một mình bố chồng cô ở. Vậy nhưng nhà cửa lúc nào cũng lộn xộn. Nhà vệ sinh bao lần bảo ông xây lại nhưng vẫn cứ năm này qua năm khác.

“Mấy lần chồng mình đã đưa tiền cho ông đặt cửa mới cũng như xây nhà vệ sinh tự hoại. Thế nhưng tiền thì đã tiêu, cửa và nhà vệ sinh vẫn không có. Nói ra thì ông lại bảo bao năm ông ở vậy cũng có sao đâu”, chị Hảo tủi thân nghĩ lại.

Dù mới lấy chồng nhưng mỗi lần về nhà chồng chơi, chị Nhung, 30 tuổi ở Hà Đông cũng rất thích vì khí hậu trong lành. Nhưng điều chị ám ảnh nhất là bố chồng ở bẩn quá.

Bố chồng chị là đàn ông nhưng rất thích trồng rau sạch ăn. Tuy nhiên, rau bố chồng cho, chị Nhung chẳng dám ăn. Bởi vì bố chồng cứ tối tối đi tiểu trong bô, sáng ra lại mang nước tiểu này tưới rau trong vườn. Có lúc ông còn bón phân heo cho rau, rồi hái rau đó cho cả nhà ăn.

Lúc đầu, chị Nhung không biết vẫn ăn uống như bình thường. Sau biết, chị nhiều lần khuyên bố chồng. Chẳng những ông không nghe còn quát tháo: "Chúng mày ăn cái gì mà lớn lên? Vẽ chuyện".

Ảnh minh họa: Internet

Lại thêm, bố chồng chị thường xuyên dùng thau nước đã rửa chén để rửa rau, vo gạo. Hoặc ông trữ nước ấy vào 1 cái xô lớn để hôm sau tưới rau. Chưa kể, mỗi lần về nhà thấy bếp núc và bàn ăn cơm y như bãi chiến trường làm chị Nhung muốn stress.

Xoong nồi trong nhà, ít khi ông rửa. Cứ dùng xong, ông lại để qua 1 bên, lấy nồi khác nấu tiếp. Còn khi ông rửa chén bát thì toàn dầu mỡ, thức ăn còn bám đầy vào miệng. Điều này khiến cho mỗi lần về nhà, chị Nhung phải mang cả chục cái nồi xung quanh kệ bếp đi dọn rửa.

Dù cả tuần mới về nhà chồng 1 lần nhưng chị Nhung không khỏi ám ảnh với bố chồng ở bẩn. Thú thật chị chỉ dám ăn những thứ do chính tay chị nấu ra, kể cả cơm bố chồng cắm chị cũng vừa ăn vừa hãi.

 

Cách ứng xử của nàng dâu khi bố chồng hoặc nhà chồng ở bẩn?

Rất nhiều chị em phàn nàn khi phải sống cùng bố mẹ chồng ở bẩn mà không biết phải ứng xử thế nào. Tuy nhiên lời khuyên đầu tiên dành cho những nàng dâu là hãy thông cảm, tôn trọng sự khác biệt trên. Hàng chục năm, bố chồng, mẹ chồng hay nhà chồng bạn đã sống trên bãi rác thì hà cớ gì bạn lại phải đau khổ thay họ vì họ không được sống sạch sẽ?

Thứ hai, hãy khuyên bố mẹ chồng khéo léo để họ nhận ra, sống sạch sẽ có rất nhiều lợi ích với >sức khỏe. Nói chung, khi bố mẹ chồng hiểu điều này và hiểu cái tâm tốt của bạn thì chắc chắn họ sẽ cải thiện và thay đổi, miễn là tốt nhất cho cuộc sống của con cháu.

Thứ ba, nàng dâu đừng vì lối sống, thói quen khác biệt của bố mẹ chồng mà áp góc nhìn méo mó của mình vào. Bởi điều này sẽ chỉ khiến nhà chồng, nàng dâu bất hòa. Người khổ nhất vẫn là chồng bạn, người chịu ảnh hưởng là con bạn, và người thiệt thòi nhất là chính bạn.

Thứ 4, nếu cuộc sống ở chung chỉ vì bố chồng ở bẩn mà xảy ra những mâu thuẫn quá lớn và không thể giải quyết, bạn nên tìm cách ra ở riêng để tránh trường hợp phải sống quá lâu trong giận hờn, ức chế, bế tắc... Điều này tránh được cảnh giọt nước tràn ly, mâu thuẫn gia đình không đáng có.

Lam Lam (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe