Chẳng khi nào bà ưng con dâu, vậy nên, hàng ngày bà đối xử rất tệ bạc. Hôm đó, con dâu đi vội nên để quên giấy tờ ở nhà, nào ngờ...
Hôm đó, vội quá nên Nhàn quên mất một số giấy tờ ở nhà. Bà Hà vào phòng ngủ của con dâu thấy mấy tờ giấy vứt trên bàn >trang điểm thì cầm lên đọc. Đọc xong, bà choáng váng cả mặt mày.
Từ ngày Nhàn về làm dâu nhà bà Hà, không có lúc nào là hàng xóm không nghe tiếng c.hửi b.ới của bà dành cho cô con dâu. Lúc thì chê bai chuyện nội trợ, lúc khác lại chê bai chuyện con cái, nhà cửa. Nói chung cuộc nói chuyện nào của bà Hà với mấy bà hàng xóm cũng có mặt cô con dâu vừa nghèo vừa vô tích sự của bà trong đó. Nghĩa là bà không thể dừng được cái việc đi nói xấu con dâu được.
Nhàn xuất thân trong một gia đình giàu có, nhưng sau khi lấy chồng được 2 tháng, nhà cô bị phá sản. Từ đó thái độ của bà mẹ chồng Nhàn cũng thay đổi chóng mặt. Ban đầu, bà chỉ đá thúng đụng nia, sau bà chỉ thẳng vào mặt Nhàn mà nói. Bà Hà không nghĩ rằng cô con dâu của mình lại nghèo rớt mồng tơi như vậy, có hôm 1 ngàn cũng không có, phải ngửa tay xin chồng. Nhàn làm việc văn phòng, nghe bảo lương tháng cũng chỉ được 4 triệu. Con trai bà Hà làm trưởng phòng kinh doanh cho một doanh nghiệp lớn, lương lậu cũng khá. Thế nên trong mắt bà Hà, con dâu của bà chẳng khác gì một kẻ ăn bám.
Có hôm đang ngồi ăn cơm, bà Hà nghe tiếng Nhàn nói điện thoại rồi khóc thút thít: “Bố mẹ ăn cơm với nước mắm thôi ạ? Vâng, con sẽ cố gắng gửi tiền qua cho bố mẹ sớm”. Mới nghe thế, bà Hà đã chạy ra chửi: “Mày đi làm không góp tiền ăn, cứ gửi tiền về cho bố mẹ mày thế thì lấy cái gì mà đổ vào mồm hả? Cứ bắt con trai tao nuôi báo cô mày thế à?”. Nhàn sợ quá, vội vàng tắt điện thoại, không để cho bố mẹ cô nghe thấy.
Thắng – chồng Nhàn ban đầu cũng cảm thông với vợ nhưng sau này, anh cũng mặc kệ. Phần vì công việc bận quá, phần vì mẹ anh tác động đến anh quá nhiều, Thắng cứ thấy Nhàn dần dần trở thành gánh nặng cho mình. Anh cũng hắt hủi và khó chịu với vợ. Trước kia, nếu Thắng hào hứng giúp đỡ gia đình vợ thì bây giờ, anh cảm thấy bực bội mỗi khi vợ nhờ giúp cái gì đó.
Nhàn sống trong gia đình chồng được 2 năm, chịu bao nhiêu cực khổ từ bà mẹ chồng quá quắt. Lúc cô có bầu, Thắng không đoái hoài gì đến Nhàn, mẹ chồng cô cũng vậy. Bà bảo rằng cô lười, viện cớ có bầu để không chịu làm việc nhà.
Hôm đó Nhàn đi làm về muộn, mẹ chồng cô đã đi đâu mất. Cô gọi điện cho bà thì nghe bà bảo rằng bà đã ăn cơm rồi, đã để phần cơm cho Nhàn ở trên bàn. Nhàn nhấc lồng bàn lên thì thấy có mỗi bát cơm nguội và bát nước mắm. Trong khi đó, cái đĩa không bên cạnh vẫn còn sót lại miếng thịt bò và cái vỏ con cua. Nhàn ứa nước mắt.
Đến năm thứ 3, sau khi sinh con thì cuộc sống của Nhàn càng thêm chật vật. Nhất là với bà mẹ chồng lúc nào cũng chăm chăm bắt lỗi con dâu. Hôm đó, Nhàn nhờ mẹ chồng trông cháu để đi phơi đồ nhưng bà lại bỏ sang phòng khác ngồi xem ti vi khiến cháu bị ngã từ trên giường xuống. Sau vụ đó, Nhàn và mẹ chồng gần như không nói chuyện với nhau nữa.
Đến khi con được 6 tháng, Nhàn gửi con đi nhà trẻ rồi bắt đầu đi làm. Hôm đó, vội quá nên Nhàn quên mất một số giấy tờ ở nhà. Bà Hà vào phòng ngủ của con dâu thấy mấy tờ giấy vứt trên bàn trang điểm thì cầm lên đọc. Đọc xong, bà choáng váng cả mặt mày.
Đó là giấy tờ chứng nhận sở hữu 2 căn biệt thự của cô con dâu mà bà thường gọi là con dâu nghèo rớt mồng tơi. Bà đọc đi đọc lại xem có sự nhầm lẫn nào ở đây không nhưng thấy mọi thông tin đều khớp cả.
Đến tối về, bà Hà nói với con trai, Thắng cũng sốc bèn lân la hỏi vợ Nhàn bảo rằng đúng là cô có 2 căn biệt thự. Trị giá mỗi căn phải 7 tỷ, thực ra từ 1 năm nay bố mẹ cô đã làm ăn được trở lại và đây là tài sản mà họ cho con gái mình như của hồi môn.
Từ đó, bà Hà “tắt điện” trước con dâu. Bà cố gắng lấy lòng Nhàn nhưng cô vẫn tỏ ra lạnh lùng. Nhàn buồn khi thấy rằng cả chồng và mẹ chồng đều chỉ chăm chú đến khối tài sản của mình mà thôi.