Cơm trắng - Tinh túy đất trời tỏ lòng thành kính trong ngày đầu năm mới.
Bàn về lễ vật dâng lên bàn thờ gia tiên, thần, Phật ngày lễ, Tết, theo chuyên gia phong thủy, cơm gạo là cái tinh túy của đất trời ban cho con người.
Chính vì thế đây là thứ tốt nhất mà con cháu có thể dâng lên cho các vị bề trên để tỏ lòng thành kính, biết ơn. Cung com trang tren ban tho ngay tet Ở bàn thờ các vị thần, Phật thì gia chủ nên cúng một chén cơm trắng còn đối với bàn thờ gia tiên thì cúng một mâm cơm đầy đủ.
Nhiều quan niệm cho rằng “trần sao âm vậy” thường sẽ mang bát cơm cúng vào sau cùng khi nén hương đã cháy được một phần. Giống như chúng ta ngồi ăn uống trước rồi mới sử dụng cơm trắng. Cúng cơm trắng - Một cách hành thiện tích đức Ngoài lý do trên, lý giải về việc ưu tiên chọn cơm trắng dâng lên bàn thờ ngày lễ, Tết mà không phải là rượu thịt, chuyên gia phong thủy cho biết, đầu năm không nên sát sinh, thay vào đó cần hành thiện tích đức để tăng thêm phúc phận, giúp các gia đình có thể gặp hung hóa cát, biến xui thành may trong năm mới.
Thêm một lưu ý khác, việc thờ cúng cốt ở tấm lòng thành kính, sự hướng thiện, tu tập về tâm hồn chứ không lệ thuộc vào mâm cao cỗ đầy. Chính vì thế, cúng cơm trắng trên bàn thờ ngày Tết mang ý nghĩa về sự mộc mạc, chân thành, khá phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt.
Ý nghĩa lễ hóa vàng mùng 3 Tết
Lễ hóa vàng là lễ hóa hương vàng, quần áo, vàng mã tiễn ông bà về âm cảnh sau 3 ngày về bên con cháu đón Tết. Chính vì vậy, người ta thường gọi lễ hóa vàng mùng 3 Tết là lễ cúng tiễn đưa ông bà ngày đầu năm. Lễ cúng hóa vàng thể hiện lòng tôn kính, sự cầu mong tổ tiên ban phước lành cho hậu thế, một năm nhiều may mắn, >sức khỏe và thịnh vượng.
Sau lễ cúng Tết, lễ hóa vàng cũng được chú trọng không kém trong nét văn hóa người Việt. Tùy vào điều kiện gia đình mà làm lễ to hay nhỏ khác nhau, một cách chuẩn bị khác nhau.
Theo quan niệm nhân gian phải có lễ tạ thì tấm lòng của gia chủ mới được chứng giám, nên lễ hóa vàng rất quan trọng trong ngày tết. Sau khi lễ, gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần được hóa trước, tiền vàng, vật dụng của tổ tiên hóa sau. Nơi đốt vàng mã thường sẽ có một cây mía dài với ý nghĩa dùng để làm gậy chống để linh hồn mang hàng hóa về cõi âm.