Đây là những điều kiêng kỵ tháng cô hồn khi lau dọn bàn thờ, gia chủ tuyệt đối phải tuân theo kẻo tổ tiên quở trách, thần Phật giáng tội.
Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ đừng phạm phải những kiêng kỵ tháng cô hồn này để giữ cho gia đình bình an, hóa hung thành cát.
Không chỉ là vật dụng để cắm hương sau khi khấn vái. Thuật phong thủy chỉ rõ, lư hương, hay bát hương còn là nơi tụ tài tụ lộc, là sợi dây vô hình kết nối ông bà tổ tiên với con cháu.
Vậy nên, khi lau dọn bàn thờ tháng cô hồn, gia chủ đừng dại di chuyển vị trí của lư hương kẻo tai ương rình rập, bị bề trên quở trách.
Tháng 7 âm lịch là thời điểm âm khí xung thiên, ai cũng phải cẩn thận kẻo âm khí đeo bám, vận xui ập xuống đầu. Trong tháng này, gia chủ thường thành tâm khấn vái để được ơn trên chiếu mệnh, phù hộ độ trì.
Khi dâng lễ cúng lên bàn thờ, gia chủ phải thật cẩn thận, đừng làm đổ vỡ đồ thờ cúng kẻo phạm tội bất kính.
Trên bàn thờ, thần Phật luôn được đặt ở vị trí cao hơn so với bài vị của ông bà tổ tiên. Thế nên, khi lau dọn bài vị để tránh phạm tội bất kính, mạo phạm thần linh gia chủ cần phải lau dọn bài vị của thần Phật trước.
Nếu trót làm sai, gia chủ hãy thắp hương khấn vái xin được xá tội để tránh những điều không may, phạm phải >đại kỵ phong thủy.
Hương sau khi cháy hết sẽ còn lại chân hương trong lư hương, thông thường khi chân hương đã nhiều gia chủ sẽ rút bớt để có thể cắm hương dễ dàng hơn. Lúc rút chân hương, gia chủ đừng rút hết mà hãy giữ lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương.
Việc rút sạch chân hương hay đổ sạch tro cát trong lư hương đồng nghĩa với việc bạn đang tự đuổi thần tài ra khỏi nhà, quét sạch lộc lá trời cho.
(*) Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm cho quý độc giả.