Ca khúc có lời ca ma quái và sầu thảm đến mức được liệt vào "thập đại cấm khúc", bất kỳ ai nghe qua cũng gặp điềm xui và u uất trong tinh thần.
Chỉ cần đọc qua lời dịch, có thể cảm nhận được độ quỷ dị và u ám của ca từ trong bài hát "Em gái cõng búp bê" này. Bản gốc tiếng Nhật của nó còn mang giai điệu trầm buồn và sầu thảm đến mức bị liệt vào "thập đại cấm khúc" của xứ sở hoa anh đào.
Ngoài ra, lý do mà nhiều người tránh nhắc đến bài hát này là do câu chuyện kinh khủng đằng sau nó. Tương truyền rằng nếu ai dám nghe bài hát này sẽ có kết cục không hay, thậm chí là tự tử vì u uất.
"Em gái cõng búp bê,
Đi đến vườn ngắm hoa anh đào.
Búp bê khóc gọi mẹ,
Con chim trên cây cười ha ha.
Một ngày bố say,
Nhặt rìu và đi về phía mẹ.
Bố đã chặt rất nhiều,
Máu đỏ nhuộm đỏ bức tường.
Đầu của mẹ lăn dưới gầm giường,
Mắt mẹ vẫn nhìn tôi.
Bố yêu cầu tôi giúp đỡ,
Chúng tôi chôn mẹ dưới gốc cây.
Rồi bố giơ rìu lên,
Lột da tôi để làm búp bê,
Chôn dưới gốc cây để tôi đi cùng mẹ".
Thật ra, tiền thân của "Em gái cõng búp bê" là một bài hát thiếu nhi với gia điệu và ca từ trong sáng có tên gọi là "Búp bê trong vườn" được sáng tác bởi một nhạc sĩ nổi tiếng người Đài Loan, Chu Bá Dương vào năm 1952. Vì lời ca và giai điệu đều mang lại cảm giác vui tươi nên nó nhanh chóng được đưa vào giảng dạy cho các học sinh cấp 1 ở Đài Loan.
Sau này, tại Nhật Bản có sản xuất một bộ phim hoạt hình kinh dị có tên là "Đó chỉ là câu chuyện cổ tích", không rõ ai là người đã chuyển thể ca khúc thiếu nhi kia trở thành một phiên bản đẫm máu và quỷ dị để làm nhạc phim. Tuy vậy, ca khúc gây kinh hãi cho người nghe này lại được lan truyền với tốc độ chóng mặt dù nhiều người luôn cảm thấy sợ hãi khi nghe nó, kéo theo đó là nhiều phiên bản khác nhau về nguồn gốc bài hát được nhiều người đồn đoán.
Ở phiên bản đầu tiên, một cô bé sau khi vào rừng cùng mẹ đã lạc mất bà nên sau khi chết đi, linh hồn cô bé đã nhập vào con búp bê mà mình luôn mang theo. Ít lâu sau, một bé gái khác đã nhặt được con búp bê này và mang về nhà, trong khi đang chơi trong vườn nhà, cô bé này thấy tiếng gọi mẹ vọng ra từ con búp bê ma kia.
Ở một phiên bản khác, một tướng quân Nhật thời xưa có một cô con gái với diện mạo vô cùng xấu xí, xấu đến nỗi không ai muốn tiếp xúc hay nhìn thấy cô. Vì vậy, cô bé sinh ra tự ti và mặc cảm nên cả ngày chỉ biết nhốt mình trong phòng riêng và không giao tiếp với bất kỳ ai. Người bầu bạn duy nhất với cô lúc này chỉ có một con búp bê.
Vào lần sinh nhật thứ 15, vì quá cô đơn và u uất, cô bé quyết định treo cổ tự tử trong phòng của mình. Bởi vì không có ai hay ra vào phòng của cô nên đến khi mái tóc của cô bé dài chạm đất, bộ đồ trên người từ trắng ngả sắc đỏ thì xác của cô mới được phát hiện.
Người mẹ sau khi biết tin con gái đã chết, luôn khóc lóc với con búp bê và tự trách bản thân rồi qua đời không lâu sau đó. Kể từ hôm đó, phủ tướng quân thường xuất hiện những tiếng khóc gọi mẹ đầy u ám và kinh dị. Vậy nên, tướng quân đã căn dặn một thợ mộc hãy khắc lên con búp bê đã cũ của con gái một khuôn mặt mèo nhưng tuyệt đối không được khắc phần miệng mèo.
Con búp bê này được vị tướng quân cất giữ trong nhà cho đến khi bị chiến tranh làm cho thất lạc. Sau đó, con búp bê không biết bằng cách nào trở thành vật yêu thích của một bé gái khác. Một hôm khi đang ngắm hoa anh đào thì phát hiện con búp bê mặt mèo kia đang khóc và gọi: "Mẹ ơi!".
Tuy vậy, những câu chuyện trên chỉ là hư cấu vì vào năm 2010, tác giả gốc của bài hát đã lên tiếng thanh minh. Ông cho biết ca khúc này được sáng tác để tặng sinh nhật bạn mình và bác bỏ tất cả các tin đồn đáng sợ xung quanh bài hát. Ông nói thêm, bài hát này không hề liên quan gì đến bối cảnh lịch sử của Nhật Bản.