Đồ cúng thường tùy thuộc vào lòng thành của gia chủ, tuy nhiên lễ cúng Rằm tháng Giêng luôn là điều vô cùng quan trọng. Do đó bạn tuyệt đối không sử dụng những thứ dưới đây để tránh bị phạm.
Trong văn hóa của người Việt Nam, lễ cúng Rằm tháng Giêng luôn rất quan trọng và là một nghi lễ không thể thiếu trong năm. Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa nắm rõ được những thứ không nên sử dụng trong ngày này là gì.
Hoa quả giả
Bên cạnh những mâm ngũ quả tươi, đẹp mắt thì cũng có không ít gia đình có thói quen đặt lên ban thờ những loại hoa quả giả để bày biện được đẹp mắt hơn, lại không lo bị héo hay thối, hỏng.
Tuy nhiên, trong lễ cúng Rằm tháng Giêng thì đây lại chính là điều tuyệt đối nên tránh dù biết rằng, mâm cúng là tùy tâm. Do vậy, nếu không có điều kiện, các bạn có thể dùng những loại hoa quả rẻ hơn một chút cũng không sao. Nhưng đã dâng lên cúng thần Phật, Tổ tiên thì nên là hoa quả thật, tươi ngon.
Tuyệt đối không sử dụng hoa quả giả để thắp hương khi cúng Rằm tháng Giêng.
Thủ lợn
Trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng, các gia đình Việt có thể cúng cả đồ chay và đồ mặn. Tuy nhiên, thủ lợn lại là thứ không nên sử dụng trong lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Bởi, theo quan niệm dân gian, người ta cho rằng, cúng thủ lợn không tốt. Việc sát sinh có thể sẽ ảnh hưởng đến phúc phận của cả gia đình trong năm. Theo đó, gia chủ có thể thay thế bằng món ăn khác, trước là dâng cúng tổ tiên, sau là cả nhà thụ lộc.
Đồ chay giả mặn
Với những gia đình có ban thờ Phật thì mâm cỗ chay là không thể thiếu. Tuy nhiên, gia chủ nên nhớ rằng, đã làm mâm cỗ cúng chay thì nên làm các món đồ thuần chay. Bởi nếu dâng đồ chay được làm dưới hình dáng của đồ mặn, ví dụ như giả tôm, giả thịt, giả cá… thì tức là tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn sân si.
Ăn chay cũng là hình thức dưỡng tâm, dưỡng thân rất tốt, vô cùng đơn giản mà lại hiệu quả. Chỉ có điều cách chế biến các món ăn chay thường khó hơn nhiều lần so với đồ ăn mặn nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi làm lễ cúng Rằm tháng Giêng với những món ăn thuần chay.
Dâng đồ chay là phát tâm hành thiện, do đó, nếu dâng đồ chay được làm dưới hình dáng của đồ mặn thì tức là tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn sân si, chưa được thanh tịnh hoàn toàn.
Tiền giả
Thông thường, trên ban thờ khi làm lễ cúng tế, mọi người thường có thói quen đặt lên đó một chút tiền do mình tự làm ra, số tiền nhiều hay ít tùy thuộc vào từng gia chủ chứ không có bất kì quy định nào về lễ này.
Chỉ có một điều, giống như hoa quả bày trên mâm lễ thì tiền dâng lên ban thờ thần Phật cũng phải là tiền thật, tuyệt đối không sử dụng tiền giả hay tiền có nguồn gốc bất chính, kiếm được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức.
Việc thờ cúng vốn tùy tâm, không phải dâng lên nhiều tiền là tốt, mà chưa hẳn không dâng tiền đã là xấu. Cho nên dù ít dù nhiều, cũng tuyệt đối không được sử dụng đồ giả để thờ cúng thần Phật.
Trên đây là một số lưu ý mà gia chủ cần nắm rõ để không phạm phải những điều kiêng kỵ trong cúng rằm tháng Giêng, cho gia đạo được cả năm may mắn, bình an.