Ngoài việc thăm hỏi thầy cô thì mùng 3 Tết nên làm gì và kiêng gì để có 3 ngày trong năm gặp nhiều may mắn...

Hoa Quỳnh Anh (T/h) 07:06 24/01/2023
 

Những điều nên làm trong ngày mùng 3 Tết

Đi thăm thầy cô giáo

Trong quan niềm của người Việt ta thì mùng 3 Tết chính là ngày chúc Tết các thầy cô giáo. 
 
Người xưa có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, ngày này còn gợi nhắc mỗi người nhớ đến truyền thống tôn sư trọng đạo. Hai tiếng “thầy cô” thiêng liêng, trân quý và có ý nghĩa sâu sắc lắm. 
 
Có lẽ vì thế nên vào mùng 3 Tết hằng năm những người học trò đều nên đến nhà thầy cô mình để gửi trao những lời chúc với tất cả sự kính trọng, yêu thương nhất.

Làm lễ hóa vàng

Ảnh minh họa: Internet
 
Mùng 3 Tết là ngày đẹp để các gia đình thực hiện lễ hóa vàng - lễ tạ gia tiên và các vị thần phật. Tùy theo từng vùng mà ngày hóa vàng khác nhau, nhưng thường thấy nhất là làm vào ngày mùng 3.
 
Theo lệ thường thì ngày 30 Tết (hoặc 29, với những năm có tháng 12 thiếu), mùng 1 và mùng 2, các gia đình sẽ làm cơm cúng tổ tiên liên tục để mời các cụ, các ông bà về ăn Tết với con cháu. Đến mùng 3 thì làm lễ tiễn các cụ về lại thế giới bên kia yên nghỉ. 

Mặc đồ áo có màu sắc hợp tuổi

Trong những ngày đầu năm, người ta kiêng kỵ những bộ trang phục có màu sắc không hợp mệnh, đa số đều mặc đồ có màu sắc tươi tắn và hợ tuổi mình để lấy hên trong 3 ngày Tết. 
 
Vì vậy, lựa chọn trang phục có màu sắc rực rỡ và hợp tuổi là một trong những việc nên làm trong ngày mùng 3 Tết.

Mua muối

Ảnh minh họa: Internet
 
Từ xa xưa cha ông ta đã có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nhằm nói về tập tục trong năm mới. Nhiều gia đình có tục lệ mua muối từ ngày mùng 1 Tết nhưng để đến ngày mùng 3 mua muối cũng không sao cả.
 
Hầu hết mọi người đều háo hức mua một vài đồng muối lấy may cho cả năm, và không ai kỳ kèo mặc cả bao giờ. Người ta gọi muối bán trong ngày đầu năm mới là “muối lộc”.

Đi tảo mộ

Trong tâm thức của người Việt mình có câu "sống cái nhà, chết cái mồ", bên cạnh việc chuẩn bị dọn dẹp đón Tết không quên tục tảo mộ, thăm mộ trong mấy ngày đầu năm để mời những người đã khuất về vui xuân đón Tết cùng con cháu. 
 
Việc tưởng nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà, cha mẹ vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa. Dù đã khuất nhưng con cháu vẫn tôn trọng và nhớ đến để làm tròn chữ “hiếu”, truyền thống này nên được lưu truyền mãi mãi về sau.

Những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 3 Tết

Không cãi vã

Đầu năm, các gia đình nên kiêng kị cãi vã, bất hòa mà hãy luôn vui vẻ, hòa thuận. Người lớn không nên đánh mắng, lớn tiếng với trẻ con và các thành viên trong gia đình không nên cãi nhau hay to tiếng để năm mới hạnh phúc và tràn đầy niềm vui.

Không dùng kim chỉ

Ảnh minh họa: Internet

Mùng 3 Tết bạn nên tránh dùng kim chỉ. Người xưa cho rằng may vá bằng kim chỉ vào những ngày đầu năm sẽ khiến gia đình lâm vào cảnh thiếu thốn, cả năm sẽ khổ sở và vất vở.

Kiêng nói những điều xui xẻo

Vào những ngày đầu năm mới, bạn cần tránh không nói những điều xui xẻo để làm cả gia đình gặp điềm gở, khó khăn cả năm. Hãy nói những điều vui vẻ và may mắn.

Không đổ rác, quét nhà

Đây là một trong những việc cần kiêng kị, không nên làm ngày mùng 3 Tết. Dân gian quan niệm đổ rác, quét nhà vào ngày đầu năm mối là quét tài lộc đi khỏi ngôi nhà. Do đó, bạn nên dồn rác vào một góc trong nhà và không được đổ rác đi.

Trên đây là những điều nên làm và kiêng kị trong ngày mùng 3 Tết để cả năm gặp may mắn, đón tài lộc vào nhà. Hãy lưu lại để tham khảo và áp dụng. Đừng quên theo dõi MediaMart để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích nhất.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Hoa Quỳnh Anh (T/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe