Những đồ dùng gia đình như cốc, ly, chén, gương, bát được làm bằng thủy tinh nên thường rất dễ vỡ và dễ khiến gia chủ lo lắng. Vậy, Mùng 1 Tết làm vỡ bát hay gãy đũa là điềm gì? Cách hóa giải thế nào?
Theo khoa học phong thủy, bát đĩa, gương, khi vỡ ra sẽ tỏa ra những nguồn năng lượng tiêu cực, khiến người trong nhà hay lo âu, thấp thỏm.
Theo quan niệm >tâm linh cho rằng cốc, bát, chén bị rơi vỡ cũng đồng nghĩa với việc bị vận xui sẽ đeo bám.
Trong những ngày thường, vỡ bát đĩa có thể xem là việc bình thường do sự bất cẩn. Tuy nhiên theo dân gian ghi chép, mùng 1 Tết làm vỡ bát là điềm không tốt, dễ khiến các mối quan hệ trong gia đình có nguy cơ đổ vỡ, chia ly và mất mát tài sản, hao hụt tiền tài khi có kẻ thù có ý muốn chọc phá con đường làm ăn.
Ngoài ra, bà bầu sẽ kiêng cử việc dùng bát mẻ, vỡ vì có thể gặp phải những điềm xui rủi. Cụ thể đó là sẽ không được mẹ tròn, con vuông, hay gia đình đổ vỡ ngay sau khi sinh con… Vì mang thai là thời điểm quan trọng mà người mẹ cần tiếp nhận nhiều tinh hoa của bầu trời để việc sinh con diễn ra suôn sẻ.
Theo quan niệm của ông bà ta, bát chén bị rơi vỡ cũng đồng nghĩa với việc vận xui sẽ đeo bám người đó. Với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, làm vỡ chén, bát trong ngày mồng 1 Tết là điều rất tối kỵ. Vỡ chén, bát biểu hiện cho sự đổ vỡ và mong manh, không an toàn.
Nếu không may làm vỡ cốc, chén ngày mồng 1 Tết thì gia chủ nên cẩn thận khi hành sự, đề phòng các trường hợp xấu nhất có thể xảy đến. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo bởi điềm xui do vỡ chén, bát thì thường kéo dài trong khoảng 24 tiếng và qua ngày mới sẽ không còn phải đối mặt với vận xui nữa.
Trong văn hóa phương Tây, ngược lại, làm vỡ chén, bát là một điềm báo sự may mắn.
Ở nước Đức, trong ngày thành hôn, cô dâu chú rể sẽ đập vỡ bát, đĩa nhằm cầu mong điềm may mắn sẽ đến. Họ cho rằng vỡ chén, bát là sự thay đổi và làm mới cuộc sống để tốt đẹp hơn.
Theo đó, với việc làm vỡ bát, chén không có gì quan trọng và chỉ cần dọn dẹp thật cẩn thận, an toàn là xong.
Trước tiên, khi làm vỡ chén, bát, gương thì cần nhanh chóng dọn dẹp sạch đống đổ vỡ để tránh được các mảnh vỡ gây thương tích cho mọi người.
Sau khi đã dọn dẹp sạch những mảnh vỡ đi, tốt nhất là nên gói tất cả mảnh vỡ cho vào mảnh vải đen và đem chôn xuống đất chứ không nên vứt vào sọt rác trong nhà. Nếu gần nơi ở không có đất trống, có thể mang những mảnh vỡ này bỏ vào sọt rác công cộng.
Với cách này những nguồn năng lượng tiêu cực sẽ được xua tan ra khỏi nhà, cả nhà sẽ được vui vẻ, thoải mái, không ưu tư, bực dọc và hóa giải mọi điều xui xẻo.
Theo quan niệm của dân gian, gãy đũa chính là một điềm báo xấu và không hay.
Cụ thể:
Để giải hạn, chúng ta nên thay bằng một bộ đũa tương tự và gói đũa gãy thật kỹ càng và đem bỏ. Tiếp theo, nên cẩn thận khi di chuyển, hạn chế đi xa và hạn chế tiếp xúc với vật nguy hiểm.
Tuy nhiên, suy cho cùng đây cũng chỉ là quan điểm mang tính phỏng đoán của những người xưa. Bởi lẽ đũa gãy là việc vô cùng bình thường do áp lực quá lớn, trong quá trình dùng.
Bên cạnh đó, khi ăn uống cần tránh những hành động sau:
Để tránh việc không may trong năm mới, chúng ta nên kiêng các chuyện sau trong ngày mồng 1 Tết:
Hy vọng rằng với bài viết Mùng 1 Tết làm vỡ bát là điềm gì? đã có thể giúp bạn đọc có được giải đáp thắc mắc. Nhìn chung, đây chỉ là điềm báo nhân gian và chưa có cơ cơ sở khoa học nên bạn đọc cũng không phải quá bận tâm khi chẳng may làm vỡ bát. "Có thờ có thiêng có kiêng có lành", vì vậy tốt nhất là nên chú ý hơn không chỉ trong ngày mùng 1 mà mùng 2, mùng 3 để không làm vỡ bát, chén.
Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!