Cúng Tết Đoan Ngọ sao cho chuẩn để cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia chủ?
Vào ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hàng năm, người Việt Nam có truyền thống cúng lễ để cầu mong mưa thuận gió hòa, gia đình êm ấm, làm ăn có của dư của để. Trong quá trình cúng, gia chủ cần lưu ý 3 điều quan trọng sau.
Chuẩn bị đồ cúng như thế nào?
Thông thường, đồ cúng chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ không đòi hỏi quá cầu kỳ, cũng không có quá nhiều thứ. Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ truyền thống của hầu hết các gia đình thường có các loại bánh, trái, thêm xôi chè, cơm rượu. Tuy nhiên, ở mỗi vùng lại có một phong tục cúng Tết Đoan Ngọ khác nhau.
Đối với các gia đình miền Bắc, ngoài những món kể ở trên, người ta thường chuẩn bị thêm bánh gio, hương hoa, vàng mã và trái cây cũng là loại có theo mùa để tượng trưng cho mùa màng bội thu. Đối với người miền Trung, mâm cúng Tết Đoan Ngọ thường có đầy đủ cơm rượu, thịt vịt và trái cây. Còn mâm cúng của người miền Nam thì thường có thêm sự xuất hiện của chè trôi nước.
Cúng vào thời điểm nào hợp lý nhất?
Thời điểm cúng Tết Đoan Ngọ cũng là yếu tố vô cùng quan trọng, nếu làm không đúng coi như việc cúng kiếng không có ý nghĩa. Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 14/6 dương lịch. Trong ngày, thời gian tốt nhất để cúng lễ là từ 11 giờ đến 13 giờ. Do đó, cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật trước thời gian này để kịp giờ tốt.
Lưu ý khi cúng
Lưu ý đầu tiên khi bắt đầu cúng Tết Đoan Ngọ chính là gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, kín đáo và lịch sự. Bởi đây là một việc trang nghiêm, không nên ăn mặc xuề xòa, kém lịch sự và kín đáo để làm lễ cúng.
Trong quá trình cúng, gia chủ nên lưu ý tránh hết mức những chuyện như làm đổ vỡ, nói cười to, chạy đi chạy lại quanh chỗ cúng… Ngoài ra, để cầu cho gia đình luôn thuận hòa, làm ăn phát đạt, gia chủ cần tập trung khi cúng, thể hiện sự thành tâm của mình.
*Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm cho quý độc giả.