Đối với người thông minh mà nói, trí tuệ lớn nhất đó là, có vài chuyện không nên quản, vài lời không nên nói, và vài việc không nên giúp.
3 không quản
Người thông minh, không quản 3 việc.
Không quản chuyện bao đồng
Thực tế cho thấy, ai hay thích quản chuyện bao đồng, người đó cũng sẽ chẳng có kết thúc tốt đẹp gì cho cam.
Con người sống ở đời cần có sự nhiệt tình, nhưng cái gì cũng có mức độ của nó, không phải chuyện gì cũng nhảy vào tham gia.
Đôi khi nhiệt tình quá lại thành phá hoại. Thay vì dành thời gian đi quan tâm vào mấy chuyện không đâu, chi bằng hãy dành thời gian đi quan tâm chuyện quan trọng của mình hoặc để đó mà tu tâm dưỡng tính.
Người không quản chuyện bao đồng, tâm hồn sẽ luôn trẻ trung hơn người khác một phần.
Không quản chuyện tình cảm
Gặp chuyện tình cảm của người khác, dừng dại dột mà chen ngang vào, bởi không ai biết kết cục sau này sẽ là thế nào, có lẽ quan hệ hôm nay rất gay go, nhưng sau vài bữa nữa người ta làm hòa, vậy mình chẳng hóa ra mình là kẻ gây rối, thêm dầu vào lửa!
Mấy chuyện khó dùng lý trí để phân định thì tốt hơn hết là nên tránh xa.
Không quản chuyện nhà người khác
Người thông minh luôn phải nhớ quy tắc đối nhân xử thế hàng đầu, đó là đừng tùy tiện xen vào chuyện gia đình nhà người khác, dẫu sao thì bạn cũng là người ngoài, bạn không có cái quyền đó, và cũng chẳng đủ năng lực để khiến cái chuyện đó trở nên ổn thỏa.
Các cụ nói, tới quan thanh liêm còn khó phân định chuyện gia đình, vì vậy, tốt nhất, những chuyện nội bộ trong nhà người ta, bạn đừng nhúng tay vào làm gì.
4 không nói
Muốn lập thân trong xã hội, nói chuyện ra sao, giao tiếp thế nào đã trở thành một kĩ năng vô cùng quan trọng. Và người thông minh thì đều biết cái gì nên và cái gì không nên nói.
Không nói lời ca thán
Có câu nói rất hãy "mất bò mới lo làm chuồng, oán thiên hận người, chẳng ích chi."
Đừng bao giờ tự biến mình thành kẻ tuyên truyền và gieo mầm những năng lượng tiêu cực cho người khác.
Chẳng ai thích cả ngày ở cùng với một kẻ suốt ngày chỉ biết oán than, ca thán. Có sức mà ngồi đó ca thán, chi bằng đứng lên hành động để tạo ra kết quả tốt đẹp hơn.
Không nói lời tiêu cực
Có những người gặp tí chuyện liền thích suy nghĩ lung tung, trong một không khí có phần bi thương như vậy, rất dễ nói ra những lời nói tiêu cực, đồng thời dẫn tới những ảnh hưởng rất phiến diện.
Thực ra, thay vì nói những lời không đâu, những lời khiến tâm trạng đi xuống như vậy, hãy bình tĩnh, tự ngồi ngẫm lại một chút, thông qua phân tích vấn đề để rồi giải quyết vấn đề.
Không nói lời ngông cuồng
Có vài người, rất dễ đánh mất mình trong hào quang của thành công, cho rằng ta đây rất ra gì, giỏi giang, nói ra những lời ngông cuồng, mang tính thách thức người khác.
Nhưng bạn cần phải biết rằng người giỏi còn có người giỏi hơn, gặp tý thành công liền huênh hoang, ra vẻ ta đây thì suy cho cùng bạn cũng chỉ là một người thành công mang tầm nhìn của con ếch dưới đáy giếng.
Người tài giỏi thực sự, luôn rất khiêm tốn, luôn biết cách thu lại ánh sáng chói lòa của họ đúng lúc.
Không nói lời giả dối
Giữa con người với nhau, quan trọng nhất là chữ tín, thứ khó xây dựng được nhất cũng chính là sự tin tưởng.
Thiết lập niềm tin là rất khó, nhưng hủy hoại nó thì lại vô cùng dễ dàng.
Vì vậy, hãy lưu tâm một chút, một khi đã mở miệng, thì tuyệt đối đừng nói lời giả dối.
5 không giúp
Thông minh, là thiên phú; tốt bụng, là lựa chọn.
Lựa chọn tốt bụng là điều tốt, nhưng một người lương thiện càng phải biết lương thiện cũng cần có mức độ, và còn cần phụ thuộc vào người và hoàn cảnh mà mình sẽ giúp.
Lương thiện, phải đúng người và đúng việc.
Trong cuộc sống, có 5 việc mà một người thông minh không bao giờ giúp.
Việc liên quan tới tiền bạc
Tiền, là đề tài nhạy cảm nhất trong xã hội này.
Quan hệ càng nhiều, lợi ích sẽ ngày càng trở nên phức tạp và khó rạch ròi, cho vay và không cho vay, trước giờ luôn là một câu hỏi khó nhằn mà không phải ai cũng có thể trả lời cho ổn thỏa và toàn vẹn đôi đường.
Vì vậy, những việc gì liên quan tới chuyện tiền bạc, tuyệt đối đừng giúp.
Việc giúp mà không được cảm kích
Có câu chuyện và bác nông dân và con rắn đại khái rằng, bác nông dân lấy thân mình để sưởi ấm cho con rắn, nhưng con rắn cuối cùng lại quay lại cắn bác nông dân.
Một đấu gạo dưỡng ân nhân, nhưng mười đấu gạo sẽ dưỡng kẻ thù. Khi bạn cho đi quá nhiều, người ta sẽ cho đó là lẽ đương nhiên, đợi tới khi bạn ngừng cho, người ta sẽ cho rằng bạn ác độc, keo kiệt, nhỏ nhen.
Sự lương thiện của bạn là rất quý giá, người không biết cảm ơn, không xứng đáng để bạn giúp.
Việc không thể giúp được
Con người, dù là ai thì cũng phải biết lượng sức mình, thánh thiện cũng cần có mức độ.
Nếu nằm trong khả năng của mình, mình giúp được thì hãy giúp, nhưng nếu vượt quá tầm kiểm soát của mình rồi thì đừng miễn cưỡng, sĩ diện đi giúp, cố quá rồi sẽ thành quá cố cho mà xem.
Việc vượt quá nguyên tắc của bản thân
Giúp đỡ là một phẩm đức, nhưng giúp gì thì giúp cũng phải có giới hạn và nguyên tắc.
Giới hạn và nguyên tắc ở đây là đó là không giúp những việc phạm pháp, trái luân thường đạo lý, không thể nào vì giúp người này mà làm tổn thương tới người khác.
Nói chung là đừng tự chôn cho mình một trái bom hẹn giờ, phải bo bo giữ mình, quân tử là phải phòng thân.
Việc không rõ ngọn ngành, chân tướng
Trước khi chưa hiểu rõ một việc gì đó, tuyệt đối đừng dễ dàng đi giúp đỡ người khác.
Nếu muốn giúp người khác, trước tiên hãy tìm hiểu cho rõ chân tướng ngọn ngành.
Người thông minh là người chuyện nhỏ tuy hồ đồ nhưng đại sự thì phải nhìn xa trông rộng, làm người khiêm tốn nhưng phàm là chuyện gì cũng cần phải hiểu rõ như lòng bàn tay.
Người thông minh thì làm người phải như nước, lấy nhu khắc cương, người như vậy mới có thể cười tới sau cùng.